Monday, August 26, 2013

Dấu hiệu nhận biết chuyển dạ thật hay do cơn đau khác mẹ bầu cần biết

Những cơn đau chuyển dạ là dấu hiệu của việc thai phụ chuẩn bị sinh. Tuy nhiên, có những cơn đau chuyển dạ giả rất giống cơn co tử cung thực sự, khiến không ít mẹ bầu vội vàng thẳng tiến đến bệnh viện.


Chuyển dạ giả:

Trong suốt quá trình mang thai, tử cung của chị em thường có các cơn co. Càng gần các tuần cuối, những cơn co này trở nên mạnh hơn khiến nhiều mẹ bầu nghĩ là mình đang chuyển dạ. Thực chất đây chỉ là cơn chuyển dạ giả, đôi khi xuất hiện trong giai đoạn giữa thai kỳ, thậm chí sớm hơn, khởi phát vào tuần thứ 20 của thai kỳ.

Một số trường hợp, cơn co này không gây đau, trong khi một số khác cảm thấy cơn đau ngắn và nhói lên. Đây có thể là dấu hiệu sẵn sàng cho một cuộc chuyển dạ thực (dấu hiệu chín muồi). Số khác lại cho rằng, điều này giống như một cách luyện tập an toàn của tử cung trước khi chuyển dạ thật.

Nếu những cơn co thắt này làm chị em khó chịu, hãy làm theo những cách sau:

Thư giãn.
Uống nước lọc, nước hoa quả hay trà thảo dược an toàn cho bà bầu.
Mát xa hoặc đi dạo kết hợp hít thở nhẹ nhàng.

Chuyển dạ thật:

Cảm giác chuyển dạ thực sự của các bà mẹ khác nhau và cũng không giống nhau giữa các lần mang thai. Một số phụ nữ thấy khó chịu, đau lưng hay đau bụng dưới, cùng với sức ép lên xương chậu, hoặc cũng có thể cảm thấy đau hai bên sườn và bắp đùi. Một số người miêu tả cơn chuyển dạ như bị chuột rút mạnh, số khác lại cho rằng nó như cơn đau quặn thắt ruột. Đặc biệt nếu dịch âm đạo tiết ra nhiều, có màu đỏ nhiều hơn là chất nhầy màu trắng thì các mẹ nên chuẩn bị sẵn sàng nhập viện.

Dưới đây sẽ là những dấu hiệu chính của việc chuyển dạ thật sự:

Trong một tiếng đồng hồ, cứ 10 phút hoặc hơn lại có một cơn co – cảm giác cơ bụng bị bóp chặt, gây đau lưng hoặc đau bụng dưới. Thường xuyên có cảm giác co bóp mạnh hay đau ở lưng hoặc bụng dưới. Bụng tụt xuống thấp.

- Hormone trong thai kỳ có khả năng làm thay đổi chức năng của ruột, có thể bị đau bụng lâm râm, đi tiêu nhiều hơn và đi tiêu phân lỏng. Nhiều người còn cảm thấy buồn nôn và nôn trong giai đoạn này.

- Cảm thấy sức ép lên khung chậu hoặc âm đạo. Bị chuột rút giống như khi có kinh nguyệt.

- Dịch âm đạo có màu trắng đục, giống như lòng trắng trứng gà hoặc có chất nhầy màu hồng.

- Âm đạo chảy máu. Dịch âm đạo tiết ra nhiều và thay đổi, từ loãng, quánh như keo dán giấy trở thành dày hơn, có thể lẫn máu đỏ. Khi cổ tử cung mỏng đi, những mạch máu nhỏ ở cổ tử cung bị vỡ. Vì thế, mẹ bầu có thể nhìn thấy những vệt máu màu đỏ hoặc nâu đỏ có lẫn trong dịch nhầy.

- Vỡ nước ối. Nếu vỡ ối trước khi có các dấu hiệu chuyển dạ khác thì cuộc “vượt cạn” có thể diễn ra trong ít phút hoặc vài giờ đồng hồ tới. Một số trường hợp mẹ sẽ vỡ ốm sớm trước khi sinh gần một ngày.

Để giúp các mẹ bầu có thể dễ dàng phân biệt được chuyển dạ thật - giả chỉ với 3 dấu hiệu rõ rệt nhất. Viet-Care xin dẫn lời của BS Jean Claude Tissot, Khoa Sản, Bệnh viện Việt - Pháp như sau:

1. Thai phụ cảm thấy có cơn đau chuyển dạ nhưng khi bạn hoạt động hoặc thay đổi tư thế nằm, ngồi thì cơn đau giảm, đây là một dấu hiệu của chuyển dạ giả. Nhưng nếu đã thay đổi hoạt động, tư thế mà cơn co vẫn tiếp tục, đó là dấu hiệu của chuyển dạ thực sự.

2. Chuyển dạ thực sự càng được khẳng định chắc chắn khi các cơn co ngày càng trở nên mạnh hơn (thường 5 phút một lần) và kéo dài ngày càng lâu hơn (từ 45 đến 60 giây). Còn nếu có cơn đau nhưng thay đổi tư thế cơn đau giảm và dần đến mất hẳn thì đó là chuyển dạ giả.

3. Cơn đau giảm dần rồi mất hẳn và sau 2 giờ, cổ tử cung không xoá và không giãn thì chắc chắn đó là chuyển dạ giả. Còn khi cơn đau vẫn tiếp tục tăng cả về tần số và cường độ, bạn sẽ thấy ra nước hoặc chất nhầy hồng. Cổ tử cung xoá và bắt đầu giãn để em bé chui ra.


Hãy " Like"/"Share''/"Comment" để bổ sung các kiến thức hữu ích cho các mẹ, giúp các bé yêu luôn khỏe mạnh nhé.

0 nhận xét:

Post a Comment

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Best Web Hosting