Friday, May 31, 2013

Làm sao để phòng ngừa thai nhi nhẹ cân


Thai nhi nhẹ cân sau khi chào đời sẽ gặp rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho sự phát triển trong tương lai. Đây cũng là vấn đề luôn được coi trọng hàng đầu ở bà bầu. 
Có chế độ ăn uống lành mạnh

Wednesday, May 29, 2013

“Bắt bệnh” khó ngủ khi mang thai

Nhiều nguyên nhân gây mất ngủ trong thai kỳ mà bà bầu không ngờ đến.

Bên cạnh những khó chịu “đặc thù” trong thai kỳ như đau lưng, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy, hay quên v.v…, nhiều bà bầu còn phải loay hoay đối phó với chứng mất ngủ. Dù áp dụng đủ mọi cách từ đếm cừu cho đến nghe nhạc êm dịu, massage xoa bóp …có lắm chị em vẫn trằn trọc băn khoăn trong đêm vì không hiểu sao chẳng thể có được giấc ngủ sâu và ngon như thời son trẻ.
Vậy nguyên nhân của chứng mất ngủ ở bà bầu là gì? Hãy cùng “bắt bệnh” và tìm hiểu một số biện pháp khắc phục “căn bệnh” khó ưa này nhé các bà mẹ tương lai.

Vì sao bà bầu mất ngủ?
Mặc dù thông thường, bà bầu sẽ ngủ nhiều hơn vào những tháng đầu của thai kỳ, khi cơ thể quá mệt mỏi do phải huy động máu và oxy để hình thành nhau thai, nuôi dưỡng bào thai. Tuy nhiên đến khoảng giữa và cuối thai kỳ, đa phần các bà mẹ tương lai đều gặp rắc rối khi tìm một giấc ngủ ngon. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng mất ngủ trong giai đoạn này như sau:

“Bắt bệnh” khó ngủ khi mang thai - 1
Khó ngủ là “bệnh thường gặp” của bà bầu, nhất là vào
những tháng cuối thai kỳ. (ảnh minh họa)

Thai nhi ngày một lớn hơn
Bé yêu ngày một phát triển, đồng nghĩa với việc bụng bạn ngày càng to và khó tìm một tư thế thích hợp để cảm thấy thư giãn, thoải mái. Chưa kể vào những tháng cuối thai kỳ, bà bầu sẽ gặp các vấn đề về hô hấp, gây khó thở. Do cử động của cơ hoành giảm bớt khi bé lớn lên trong bụng mẹ nên thai phụ càng phải thở sâu, thở nhiều hơn để lấy nhiều không khí chứa oxy. Điều này làm tăng hơn 40% dung tích thở, nhưng nhu cầu oxy chỉ tăng 20%, dẫn đến bà bầu thở ra nhiều carbon dioxyde hơn bình thường. Mức carbon dioxyde thấp trong máu làm tăng thở nông, khiến bà bầu càng cảm thấy khó chịu hơn, ảnh hưởng đến cả chất lượng nghỉ ngơi và giấc ngủ.
Đi tiểu thường xuyên hơn
Khi mang thai, thận phải tăng cường hoạt động để lọc khối lượng máu tăng từ 30 – 50 % so với bình thường, dẫn đến bàng quang của bà bầu chứa nhiều nước tiểu hơn. Chưa kể thai nhi ngày càng phát triển làm tử cung lớn lên, tăng áp lực lên bàng quang, khiến bà bầu thường xuyên có cảm giác muốn đi tiểu. Đặc biệt số lượng đi tiểu về đêm sẽ càng tăng nếu em bé của bạn có thói quen hoạt động vào ban đêm so với ban ngày.
Ợ nóng, khó tiêu hoặc táo bón
Thời gian đầu thai kỳ, nhiều chị em gặp phải chứng ợ nóng vì cơ vòng tại cổ dạ dày bị dãn do ảnh hưởng của progesterone khiến dịch vị của dạ dày tràn lên thực quản tạo cảm giác nóng. Sau này, em bé lớn hơn ép vào dạ dày, đẩy thức ăn từ dạ dày trở lại thực quản. Đồng thời, hệ tiêu hóa trong giai đoạn này cũng hoạt động kém và yếu đi, dẫn đến thức ăn lưu lại trong dạ dày và ruột lâu hơn, gây chứng khó tiêu, ợ nóng và táo bón. Mọi việc sẽ càng tệ hơn vào những tháng cuối thai kỳ, khi thai nhi ngày càng lớn tạo lực ép ngày càng tăng cho dạ dày hoặc ruột già.
Vọp bẻ ở chân và đau lưng
Cơn chuột rút thường diễn ra đột ngột ở đùi, bắp chân, theo sau là một cơn đau nhức chung kéo dài một lúc, đặc biệt thường diễn ra vào cuối thai kỳ làm bà bầu phải thức giấc vì đau. Đồng thời, nồng độ progesterone cao trong máu cùng sự phóng thích hormone có tên relaxin làm mềm và dãn các dây chằng vùng chậu, xương sống gây đau lưng.
Lo âu và căng thẳng trước khi ngủ
Những lo lắng về tình trạng phát triển của thai nhi, về tình hình tài chính gia đình, các khó khăn trong công việc hay các mối quan hệ xã hội, quan hệ vợ chồng không như mong muốn v.v…có thể là nguyên nhân gây mất ngủ ở bà bầu, nhất là khi bạn lại đem các vấn đề này lên giường ngủ.
Khôi phục giấc ngủ ngon cho bà bầu
Ngay từ những ngày đầu thai kỳ, bà bầu nên tập cho mình thói quen ngủ tốt với tư thế nằm nghiêng sang trái, đầu gối uốn cong, chân gác lên cao. Đây được xem là tư thế ngủ thoải mái nhất cho thai phụ, vì giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch chân hạn chế tình trạng phù nề, tăng lượng cung cấp máu cho tim, giảm hội chứng huyết áp thấp, có lợi cho việc cải thiện tuần hoàn máu huyết của nhau thai. Bà bầu cũng đừng quá lo lắng đến nỗi phải giữ nguyên tư thế nghiêng sang trái trong suốt đêm, vì việc chuyển vị trí là một phần tự nhiên của giấc ngủ mà bạn không thể kiểm soát được. Để hạn chế xoay chuyển, bạn có thể sử dụng một chiếc gối chuyên dụng giúp giữ mình nghiêng về một bên liên tục trong lúc ngủ.

“Bắt bệnh” khó ngủ khi mang thai - 2
Ngủ nghiêng sang trái là tư thế ngủ tốt nhất cho bà bầu trong
suốt thai kỳ. (ảnh minh họa)

Ngoài ra, bà bầu có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ của mình bằng nhiều cách sau:
- Hạn chế tối đa các thức uống chứa chất kích thích và cafein như nước ngọt, cà phê, trà, nhất là không dùng chúng vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều, hay trước khi ngủ.
- Tránh uống quá nhiều nước hoặc ăn quá no trong vòng vài giờ trước khi ngủ. Nên ăn nhiều hơn vào buổi sáng và trưa, sau đó ăn một bữa ăn nhỏ vào buổi tối. Nếu đến giờ ngủ mà bạn cảm thấy buồn nôn hãy ăn một vài cái bánh quy giòn và lạt.
- Tập cho mình thói quen đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
- Không tập thể dục hay vận động quá sức trước khi ngủ. Thay vào đó, hãy áp dụng vài biện pháp thư giãn đơn giản như ngâm mình trong bồn nước ấm khoảng 15 phút, dùng sữa ấm với mật ong, hay trà thảo dược có tác dụng an thần như trà tim sen …
- Khi cơn vọp bẻ đánh thức bạn giữa đêm khuya, hãy xoa bóp mạnh tay ở nơi vọp bẻ, uốn cong bàn chân rồi gập mạnh bàn chân xuống dưới gót chân. Hãy lưu ý đến chế độ ăn có muối và canxi, vì thiếu hai chất này cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng vọp bẻ ở bà bầu.
- Nếu có điều kiện hãy tham gia một lớp học Yoga hoặc tham khảo các cách tập Yoga cho bà bầu, hay tìm hiểu các kỹ thuật khác để giúp bạn giữ được sự thoải mái, thư giãn sau một ngày bận rộn. Tuy nhiên trước khi quyết định áp dụng chế độ tập luyện nào, bạn cần tham khảo ý kiến các chuyên gia hoặc bác sĩ để đảm bảo cách tập luyện này không ảnh hưởng đến thai nhi và chính sức khỏe thai kỳ của bạn.
- Lo lắng quá nhiều về tương lai khi còn quá bở ngỡ với vai trò làm cha làm mẹ cũng có thể khiến bạn mất ngủ. Hãy đăng ký tham gia một lớp học tiền sản, các kiến thức khoa học, lời khuyên của chuyên gia cùng sự chia sẻ với các bà bầu cùng cảnh ngộ có thể giúp bạn “đánh bay” lo âu không cần thiết để lấy lại một giấc ngủ ngon.
Tuy nhiên, nếu đã cố gắng thư giãn và áp dụng nhiều biện pháp tích cực mà vẫn không thể dỗ mình ngủ được, thay vì trằn trọc trên giường, bà bầu nên làm một việc gì đó mà mình yêu thích như đọc sách, nghe nhạc, xem ti vi, lướt web…, khi đó bạn sẽ cảm thấy đủ mệt mỏi để quay lại với giấc ngủ đang chờ đợi sẵn. Đồng thời, nếu có thể hãy tranh thủ ngủ một giấc trưa ngắn khoảng 30 – 60 phút trong ngày để bù đắp lại cho những đêm mất ngủ. Và lưu ý rằng, khi tình trạng mất ngủ quá trầm trọng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ thay vì tự ý dùng thuốc ngủ, kể cả thực phẩm chức năng hay thuốc bào chế từ thảo dược, vì các loại thuốc này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và con.

Monday, May 27, 2013

5 quan niệm sai lầm khi chăm sóc mẹ và bé sau sinh

Có những quan niệm về chăm sóc mẹ và bé tuy sai lầm nhưng vẫn được nhiều mẹ tin sái cổ.

Đối với bé
1. Không bao giờ được chạm vào thóp bé sơ sinh vì có thể làm não bị tổn thương
Thóp giúp xương sọ được mềm dẻo trong quá trình sinh nở và phù hợp với sự phát triển của xương sọ khi bé lớn dần. Thóp được chia thành thóp trước và thóp sau. Khi bé được 3 tháng tuổi, thóp sau sẽ “biến mất” do khớp nối xương sọ được liền kín lại, còn thóp trước phải đợi đến khi bé được hơn 1 tuổi.
Theo cách chăm sóc mẹ và bé sau sinh truyền thống xưa nay, các bà mẹ thường tránh tiếp xúc với bộ phận này của trẻ. Trên thực tế, các bác sỹ cho rằng không cần phải quá lo lắng như vậy bởi não của bé tạm thời chưa được lấp kín bằng xương nhưng lại được bảo vệ bằng 3 lớp vỏ bọc: lớp mềm (mô liên kết, trải khắp các rãnh não), mạng nhện (tạo cơ sở cho vị trí của các mạch máu) và lớp cứng (bao vỏ não cứng và đàn hồi).
Ngoài ra, khoảng không gian giữa các lớp bọc đầy chất lỏng thực hiện vai trò giảm chấn động. Da- lớp bảo vệ cuối cùng trước những chấn động ngoại biên. Vì vậy, nếu bé có một bộ tóc dày thì mẹ cứ vô tư chải đầu cho bé hoặc chỉ cần bạn gội đầu cho bé đúng cách sẽ không làm tổn hại đến lớp màng này.
5 quan niệm sai lầm khi chăm sóc mẹ và bé sau sinh 1
Ảnh minh họa.
2. Bé cần được tắm mỗi ngày
Theo quan niệm truyền thống về chăm sóc mẹ và bé sau sinh cho rằng, bé cần phải được tắm hàng ngày thì mới ngủ ngon và... nhanh lớn. Nhưng sự thật là nếu lạm dụng việc tắm thì vô tình cha mẹ đã làm mất đi độ ẩm nhất định của làn da bé, khiến da bé bị khô và dễ bị kích thích.
Không những thế, khi đặt bé trong một chậu nước tắm đầy bọt xà phòng từ sữa tắm còn có thể khiến bé gái bị viêm đường tiết niệu.
Vì vậy các mẹ chỉ cần vệ sinh hàng ngày cho bé ở những nơi dễ bẩn như vùng quấn tã, nách và những vùng da có nếp gấp khác. Còn với việc tắm, 2-3 lần/ tuần là quá đủ với bé.


Đối với mẹ
3. Chỉ được ăn những thứ lành bụng
Ông bà ta vẫn cho rằng, gái đẻ chỉ nên ăn những thứ lành bụng như thịt nạc kho nghệ, thịt gà kho gừng, và canh rau ngót... và kiêng rất nhiều thứ như:
Không nên ăn canh hay uống nhiều nước vì sợ sau này sẽ đi tiểu rắt. Quan niệm này hoàn toàn phi khoa học vì sau sinh cơ thể mẹ cần rất nhiều nước để sản xuất sữa. Vì vậy mỗi ngày người mẹ đang cho con bú cần uống tối thiếu 2,5 lít nước.
Cũng tương tự với lý do sợ đi tiểu rắt nên các bà mẹ sau sinh phải kiếng các loại rau họ cải như cải thảo, cải ngọt, cải bắp... Trên thực tế nếu bỏ qua những loại rau này thì thật uổng phí vì nó cung cấp một lượng chất xơ cần thiết để bà đẻ tránh
Không nên ăn tanh, kiêng hải sản và tôm, cua, cá. Đây là một trong những quan niệm hết sức sai lầm vì những thức ăn giàu dưỡng chất này rất cần thiết cho sản phụ tiết sữa, không nên tránh ăn.
5 quan niệm sai lầm khi chăm sóc mẹ và bé sau sinh 2
Ảnh minh họa.
4. Sau sinh phải kiêng tắm gội
Theo quan niệm truyền thống sản phụ phải kiêng tắm gội ít nhất một tháng, thậm chí có nơi còn khuyên nên kiêng đúng 3 tháng 10 ngày.
Trên thực tế khi không được tắm sớm, cơ thể mẹ sẽ là môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh phát triển và thậm chí còn lây sang con. Với những mẹ bầu đẻ mổ thì không tốn nhiều mồ hôi và công sức, còn riêng với những mẹ bầu đẻ thường thì quá trình chuyển dạ sẽ khiến cơ thể đổ mồ hôi như tắm. Nếu sau sinh sản phụ không được tắm gội sạch sẽ thì cơ thể sẽ phát sinh rất nhiều vi khuẩn gây bệnh. Điều này đặc biệt nguy hiểm khi mẹ phải tiếp xúc với con hàng ngày vì yêu cầu chăm con.
5. Không làm "chuyện ấy" đúng 6 tháng sau sinh
Quan niệm truyền thống về chăm sóc mẹ và bé sau sinh cho rằng, phải đúng nửa năm sau khi vượt cạn thì cơ thể người phụ nữ mới phục hồi hoàn toàn và lúc này mới có thể quan hệ tình dục.
Nhưng y học hiện đại lại cho rằng chỉ cần cơ thể phục hồi và sản dịch hết là người phụ nữ có thể quan hệ tình dục trở lại.Tuy nhiên cần lưu ý đến vấn đề tránh thai sau sinh.

Sunday, May 26, 2013

Cách hay chữa táo bón sau sinh


Chế độ ăn uống của chị em sau sinh thường có nhiều chất dinh dưỡng mà thiếu chất xơ do vậy hay bị táo bón, thường 2 3 ngày, thậm chí 4 - 5 ngày mới đại tiện 1 lần.

Nguyên nhân do chức năng tiêu hóa bị giảm đi, dạ dày co bóp yếu, thức ăn bị đọng lại trong thời gian dài; do sau khi sinh, vùng cơ xương chậu bị tổn thương ít nhiều nên lực co bóp không đủ. Xin giới thiệu một số món ăn, nước uống vừa đảm bảo dinh dưỡng lại chữa được chứng bệnh này để chị em tham khảo.

Cháo khoai lang
Khoai lang tươi 250g, gạo lức 200g. Khoai rửa sạch cắt miếng, cho cùng gạo đã vo sạch vào nồi, nước vừa đủ, đun to lửa cho sôi sau nhỏ lửa nấu thành cháo loãng. Ngày ăn vài lần, mỗi lần 1 bát.
Cháo hà thủ ô, táo đỏ
Hà thủ ô 50g, táo đỏ 3 quả, gạo lức 100g, đường phèn 30g. Hà thủ ô cho vào nồi đất, nước vừa đủ, đun sôi, cô đặc lấy nước, bỏ bã, cho gạo đã đãi sạch và táo đỏ vào đun to lửa sau nhỏ lửa nấu thành cháo loãng. Ngày ăn 1 bát, chia 2 lần.
Cháo khoai sọ
Khoai sọ 250g, gạo lức 50g. Rửa sạch khoai, bỏ vỏ, thái thành miếng, gạo vo sạch cùng bỏ vào nồi, cho nửa lít nước, đun to lửa cho sôi sau đun nhỏ lửa nấu thành cháo, cho dầu ăn, gia vị vừa đủ. Ăn tùy ý.
Cháo vừng đen
Vừng đen 10g, gạo lức 50g. Giã nát vừng, nghiền tan trong nước, lọc lấy nước, cùng gạo đã vo sạch, cho vào nồi, thêm nước, đun to lửa cho sôi, sau đun nhỏ lửa nấu thành cháo. Chia ăn 2 lần trong ngày.
Cháo quả dâu
Quả dâu tươi 60g, gạo nếp 100g. đường phèn vừa đủ. Quả dâu ngâm nước rửa sạch, vớt ra để ráo, cho cùng gạo nếp đãi sạch vào nồi đất, nước 1 lít, đun to lửa cho sôi, sau nhỏ lửa nấu thành cháo loãng, cho đường vào là được. Ngày 1 bát chia ăn vài lần.
Canh hải sâm nấu mộc nhĩ
Hải sâm 50g, ruột già lợn 200g, mộc nhĩ đen 20g, rượu trắng, bột ngọt, hành băm, gừng tươi băm, muối tinh vừa đủ. Hải sâm ngâm nở, rửa sạch, lòng lợn xát muối bên trong ruột, rửa sạch các tạp chất, cắt thành từng đoạn, mộc nhĩ ngâm nở rửa sạch, nước vừa đủ, cho hải sâm, ruột lợn, mộc nhĩ, hành, rượu, đun to lửa cho sôi sau nhỏ lửa đun tới chín nhừ, cho gia vị là được. Ăn kèm trong bữa ăn.

Cách hay chữa táo bón sau sinh, Tin tức trong ngày, chua tao bon sau sinh, che do an uong, che do an uong sau dinh, chat dinh duong sau sinh, chao vung den, chao qua dau, canh hai sam moc nhi, suc khoe, bao
Canh hải sâm tốt cho phụ nữ sau sinh bị táo bón.

Mật ong pha dầu vừng
Mật ong 50g, dầu vừng 25g. Dầu vừng đựng vào bát, lấy đũa tre đánh cho nổi bọt, thấy bọt nổi kín đặc thì vừa khuấy đánh, vừa đổ dầu vừng vào, tiếp tục khuấy đều và đổ khoảng 100ml nước sôi khuấy đánh sao cho các thứ thành một thể dịch chung là được. Uống nóng.
Nước sơn tra, củ cải
Sơn tra tươi 10 quả, củ cải 1 củ, giấm ăn một ít. Củ cải rửa sạch thái miếng cho vào nồi đất cùng sơn tra rửa sạch và giấm, nước vừa đủ nấu nước. Ngày 1 thang chia 3 lần uống, có thể ăn sơn tra.

Ngoài ra, chị em nên uống nhiều nước (nước sôi để nguội, nước chè xanh, nước canh, nước hoa quả, sữa đậu nành…); ăn nhiều rau và quả chín; giữ tinh thần vui vẻ lạc quan; vận động cơ thể và các tập bài tập phù hợp; kết hợp làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để có thể lực tốt nhất.

Friday, May 24, 2013

Đậu bắp – Thực phẩm "vàng" cho mẹ bầu

Trong quả đậu bắp có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho mẹ bầu và thai nhi.
Đậu bắp tốt cho mẹ bầu

Đậu bắp chứa rất nhiều vitamin A, vitamin nhóm B (B1, B2, B6), vitamin C, các nguyên tố khoáng vi lượng như kẽm và canxi.
Trong loại thực phẩm này cũng chứa nguồn thực phẩm cung cấp chất xơ sáng giá và là “bạn” tốt củabà bầu vì rất giàu acid folic. Đây là loại vitamin cần thiết cho việc hình thành ống thần kinh của thai nhi.

Thành phần dinh dưỡng trong đậu bắp

- Chất nhầy và chất xơ có trong đậu bắp giúp điều chỉnh lượng đường huyết bằng cách điều hòa sự hấp thu của chúng từ ruột non. Chất xơ của đậu bắp cũng là một “vệ sĩ” của hệ tiêu hóa.
- Đậu bắp giúp cơ thể tái hấp thu nước. Chất nhầy trong đậu bắp “bắt giữ” những phân tử cholesterol vượt chỉ tiêu cùng những độc chất phát sinh trong quá trình chuyển hóa rồi “áp giải” chúng đến phân để thải ra ngoài. Do chứa hàm lượng nước cao, đậu bắp còn giúp cơ thể tránh khỏi tình trạng táo bón, đầy hơi.

Đậu bắp – Thực phẩm ‘vàng’ cho mẹ bầu - 1
Đậu bắp giàu axit folic - rất tốt cho mẹ bầu. (ảnh minh họa)

- Đậu bắp chứa calories thấp nên là thức ăn lý tưởng cho những người đang muốn giảm cân. Để hưởng được lợi ích sức khỏe tối đa của đậu bắp nên nấu nướng ở ngọn lửa thấp để chất nhầy ít bị thất thoát.
- Khi vào hệ tiêu hóa đậu bắp sẽ là mảnh đất màu mỡ cho những vi khuẩn có lợi, có thể sánh ngang tầm với sữa chua, giúp tổng hợp các vitamin nhóm B.
- Để làm đẹp tóc, cắt khúc đậu bắp và nấu đến khi nước nhầy ra tối đa. Sau đó để nguội rồi nhỏ vài giọt chanh vào, dùng dung dịch này gội đầu.
- Đậu bắp có tính nhuận trường, dùng trị hội chứng kích ứng ruột, làm lành các vết loét trong đường tiêu hóa, đồng thời xoa dịu những “niềm đau” từ trong ruột.
- Protein và dầu có trong hạt đậu bắp được xem là protein hạng nhất trong rau cải, rất nhiều amino acid thiết yếu cho cơ thể như tryptophan (giúp tinh thần thoải mái, ngủ ngon…), cystein…

Món ngon từ đậu bắp cho mẹ bầu

Đậu bắp xào tôm
Nguyên liệu:
- 200gr đậu bắp
- 150gr tôm tươi
- 2 tép tỏi, ½ thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê đường, 2 thìa cà phê hạt nêm, ½ thìa cà phê tiêu, 2 thìa súp dầu ăn, ngò trang trí.
Đậu bắp – Thực phẩm ‘vàng’ cho mẹ bầu - 2
Đậu bắp xào tôm tuyệt ngon. (ảnh minh họa)

Cách làm:
- Tôm rửa sạch, bóc nõn vỏ, chừa đuôi, đem ướp với muối, đường, hạt nêm trước 15 phút cho thấm đều gia vị.
- Đậu bắp rửa sạch, cắt bỏ phần cuống và đầu rồi cắt khúc dài khoảng 3-4cm, chần qua nước nóng. Tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn.
- Cho dầu ăn vào chảo phi thơm tỏi, cho tôm vào đảo cho săn lại, cho tiếp đậu bắp cắt khúc vào, đảo đều, nêm lại cho vừa ăn. Nhắc xuống rắc tiêu lên, cho ngò vào trang trí. Ăn kèm với nước tương ớt.

Đậu bắp hấp mỡ hành
Nguyên liệu:
- 250gr đậu bắp
- 30gr hành lá
- 2 trái ớt hiểm, 2 tép tỏi, 1 thìa cà phê nước mắm, ½ thìa cà phê đường, 3 thìa súp dầu ăn, ngò trang trí.
Cách làm:
- Đậu bắp rửa sạch, cắt bỏ cuống và đầu. Ớt xắt nhuyễn
- Hành lá rửa sạch, xắt nhỏ, cho vào chén. Đun sôi dầu, chế vào chén hành lá.
- Hấp chín đậu bắp, lấy ra sắp vào đĩa, rưới mỡ hành lên
- Giã tỏi thật nhuyễn, thêm đường, nước mắm, khuấy cho hỗn hợp hơi kẹo lại. Khi ăn rưới hỗn hợp này lên đậu bắp. Có thể ăn với cơm nóng hay làm món ăn chơi đều được.

Thursday, May 23, 2013

Bà bầu văn phòng và những lưu ý

Bạn đang phân vân không biết công việc văn phòng có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi hay không?
Nếu bạn là nhân viên văn phòng, mỗi ngày bạn ở văn phòng từ 8 đến 10 tiếng, nhiều hơn ở bất kỳ chỗ nào khác (ngay cả trên giường ngủ). Vậy môi trường văn phòng ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và bé như thế nào? Sau đây là một số thắc mắc thường gặp và giải đáp từ các chuyên gia: 

1. Công việc thường xuyên tiếp xúc với máy tính không an toàn cho thai nhi?

Không hẳn. Cách nói này đã phóng đại sự nguy hiểm của máy tính với người mang thai. Nếu bạn làm việc với máy tính không quá 4 tiếng mỗi ngày và làm tốt việc đề phòng tia tử ngoại phát ra từ máy thì thai nhi hoàn toàn phát triển bình thường.

Biện pháp: Dùng kính bảo vệ màn hình làm giảm 75% sóng điện từ của máy tính.
Sau mỗi khoảng 30 phút, bạn nên rời màn hình máy tính và đi dạo loanh quanh trong văn phòng.Rất ít loại công việc nào bắt buộc bạn phải ngồi dính mắt vào máy tính suốt 8 tiếng.
Nếu xung quanh có nhiều máy tính khác, hãy đổi vào góc văn phòng để tránh tia tử ngoại từ nhiều hướng khác nhau.

2. Ngồi trong văn phòng cả ngày có thể dẫn đến thiếu ánh nắng mặt trời, gây bệnh thiếu canxi?

Không hẳn. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào việc bạn sắp xếp thời gian biểu của mình thế nào.
Đúng là bạn cần tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào một thời gian nhất định trong ngày. Nếu vitamin A, E, D không đủ sẽ tạo nên sự bài tiết lượng lớn can-xi theo đường tiểu tiện, và bạn có uống bao nhiêu canxi thì cũng không hấp thu được. Khi thiếu can-xi các bà mẹ thường có hiện tượng răng lung lay, móng tay chân mỏng mềm hơn, hay ra mồ hôi trộm, chuột rút…

Bà bầu văn phòng và những lưu ý - 1
Bà bầu nên ngồi gần cửa sổ nơi ánh sáng có thể chiếu vào. (ảnh minh họa)

Biện pháp: Nếu chỗ ngồi của bạn gần cửa sổ nơi ánh sáng có thể chiếu vào là điều kiện lý tưởng nhất. Tuy nhiên, may mắn là chúng ta đang sống trong một đất nước nhiệt đới, ánh nắng chan hòa gần như quanh năm. Chỉ cần bạn không kiêng cữ quá đáng thì thời gian trên đường đi làm buổi sáng và 1 giờ nghỉ trưa ra ngoài đi ăn cũng là đủ cho nhu cầu hấp thu vitamin D của bạn và bé.

Khi phơi nắng nên áp dụng các phương pháp bảo vệ phòng ngừa ảnh hưởng đến da, có thể sử dụng kem chống nắng có độ SPF 30 hoặc những sản phẩm chống nắng nguồn gốc thiên nhiên, tránh sinh ra ảnh hưởng không tốt cho thai.
3. Mang thai đến kỳ giữa nên kê chân cao lên?

Đúng. Việc kê chân cao lên trong thời kỳ giữa giúp giảm gánh nặng cho chân và phòng ngừa phù nề. Thời gian này thể trọng của thai tăng lên khiến cơ thể người mẹ chịu nhiều áp lực từ nửa thân trên hơn, dễ gây ra hiện tượng phù.

Biện pháp: Trong thời gian mang thai bạn có thể đặt chân lên chiếc ghế đôn nhỏ, nếu cảm thấy không thoải mái có thể đặt chân lên chiếc hòm thấp, cách mỗi giờ đổi tư thế một lần sẽ giúp chân bớt mỏi nhức. Cách hai tiếng xoa bóp chân theo hướng từ dưới lên trên nhằm giảm nguy cơ bị phù. Tốt nhất là khoảng mỗi giờ một lần, bạn nên rời vị trí để đi lại nhẹ nhàng trong văn phòng hoặc hành lang, giúp máu huyết lưu thông tốt hơn.

Nhớ là trong suốt thai kỳ bạn không nên vận động quá mạnh, không nên vội vã tránh gây động thai. Nếu thấy tình trạng phù “mở rộng” đến đầu gối và mặt thì cần đến ngay bệnh viện kiểm tra.

4. Trong thời kỳ mang thai có thể uống cà phê?

Cà phê là thức uống yêu thích của dân văn phòng, tuy nhiên cà phê có thể có ảnh hưởng nhất định đến người mang bầu. Theo nghiên cứu mới nhất cho thấy, nếu người đang mang thai mỗi ngày uống 200mg cafein, tỉ lệ sảy thai sẽ tăng lên. Tuy nhiên, nếu bạn không thể chống lại cơn buồn ngủ thì hãy cho phép mình một ly cà phê nhỏ mỗi ngày. Bạn có thể pha loãng cà phê để dùng được “nhiều” hơn, chuyển sang các loại cà phê “nhẹ đô” dành cho nữ giới. Hoặc tìm mua loại cà phê đã loại bỏ chất cafein.

5. Mát-xa vùng bụng giúp thai phối hợp công việc với mẹ?

Đúng. Sau tháng thứ năm thai có thể nhận ra tiếng của mẹ do đó việc mát-xa sẽ giúp thai tìm thấy cảm giác an toàn từ người mẹ

Biện pháp: Không nên lơ là thai ngay cả khi làm việc, mỗi ngày nên dành 30-45 phút mát-xa nhẹ nhàng vùng bụng để bé cảm thấy sự tồn tại của mẹ. Khi rảnh rỗi hãy nói và kể chuyện cho bé nghe. Giúp bé quen với nhiều cô chú và đồng nghiệp để gia tăng tình cảm giữa họ.
Khi làm việc, bạn nên cố gắng kiềm chế cảm xúc và giọng nói của mình, không nên to tiếng hay để sự bực tức và lo lắng kéo dài ảnh hưởng đến thai. Cũng đừng vì quá đam mê công việc mà quên trò chuyện với thai.

Bà bầu văn phòng và những lưu ý - 2
Việc mát-xa sẽ giúp thai tìm thấy cảm giác an toàn từ người mẹ. (ảnh minh họa)

6. Có thể mang giày cao gót khi mang thai?

Không. Giày cao gót là phụ tùng không thể thiếu trong trang phục văn phòng. Tuy nhiên giày cao gót tiềm ẩn nhiều mối nguy to lớn cho cả mẹ và con. Khi trọng lượng cơ thể tăng lên, sự đi lại của người mẹ cũng khó khăn và gia tăng gánh nặng cho cơ bắp và đôi chân hơn, nếu đi giày cao sẽ khiến đôi chân di chuyển khó nhọc hơn. Ngoài ra đế giày cao không có lợi cho sự lưu thông huyết mạch ở chân.

Biện pháp: Khi đi làm, bạn có thể sử dụng loại giày có đế mềm và có độ cong, đàn hồi để tăng độ vững chắc cho cơ thể và phòng các yếu tố không an toàn khác phát sinh. Hãy lựa chọn loại giày mềm giúp chân thoải mái và được thả lỏng. Sắm một đôi dép lê mỏng, nhẹ, êm để đi lại trong văn phòng.

7. Trang điểm không gây hại cho thai?

Đúng. Bạn vẫn có thể làm một bà bầu năng động và yêu thích làm đẹp trong thời gian mang thai, chỉ cần lưu ý một chút đến xuất xứ và chủng loại của sản phẩm thôi.

Biện pháp: Sử dụng các loại mỹ phẩm nguồn gốc thiên nhiên hoặc mỹ phẩm dành cho da nhạy cảm. Tuyệt đối không nên sử dụng các sản phẩm làm trắng da hay mờ vết nám, chỉ nên dùng các sản phẩm bảo vệ và dưỡng ẩm. Mua loại son không chì. Tránh dùng sơn móng tay và không nhuộm, uốn, duỗi tóc trong thời gian có bầu. Nên ngừng sử dụng các sản phẩm làm trắng da trước khi mang thai 3 tháng.

8. Sống trong môi trường máy lạnh thường xuyên có ảnh hưởng đến thai nhi?

Có. Máy lạnh là điều không thể thiếu nơi công sở, mang đến môi trường làm việc dễ chịu mát mẻ cho mẹ nhưng dễ gây ra hiện tượng ngạt mũi, chóng mặt, hắt hơi, lây nhiễm các bệnh về đường hô hấp, và góp phần làm da khô thêm.

Biện pháp: Tất nhiên là bạn không thể yêu cầu toàn văn phòng tắt máy lạnh để phục vụ nhu cầu của mình. Nhưng bạn có thể thực hiện một số động tác sau: khoảng 2 tiếng một lần, vào giữa buổi làm, ra ngoài đi loanh quanh hít thở khí trời. Ra ngoài đi ăn trưa. Chọn chỗ ngồi cách xa cửa gió máy lạnh. Ít sử dụng máy lạnh khi về nhà.

Muôn kiểu đau đẻ của bà bầu


Đau đẻ thì ai cũng biết rồi. Kể cả những người chưa sinh con bao giờ cũng từng được nghe kể về cơn đau “banh da xé thịt” khi trở dạ. Nhưng đó chỉ là kể thôi, chứ có ngồi trong phòng chờ sinh ở bệnh viện mới biết muôn hình muôn vẻ của các kiểu đau đẻ thế nào.

Khóc mếu
Đó là khi mới bắt đầu cơn đau, và các mẹ còn đủ sức để mà mếu máo. Hơn nữa, lúc này còn chồng hoặc người thân ở cùng nên còn khóc được. Như Thùy An chẳng hạn, lúc mới đau thì chỉ sụt xịt. Lúc sau thì mặt mũi méo xệch, chồng vừa hỏi han cái là nước mắt chảy ròng ròng. Đến khi bị chị y tá quát: “Sao chưa gì đã khóc bù lu thế này thì lát nữa sức đâu mà rặn đẻ hả?”, lúc ấy An mới cố nín khóc.

Muôn kiểu đau đẻ của bà bầu - 1
Khóc lóc chỉ khiến bạn khó sinh hơn mà thôi (Hình minh họa)

Còn Thoa (Đống Đa) thì khóc vì …sợ! Thoa  kể: “Lần đầu sinh con nên mình khá lo lắng. Thế nên được chồng đưa đến viện ngay khi có hiện tượng “máu cá” dù chưa hề xuất hiện cơn đau. Ngồi trong phòng chờ, dù mới chớm thấy đau nhưng nhìn các mẹ khác vật vã, mình sợ quá ôm chồng khóc tu tu. Giờ nghĩ lại thấy buồn cười quá.
Đôi khi trong phòng đẻ, không chỉ chị em khóc lóc mà các ông chồng cũng có khi rơi nước mắt. Chứng kiến vợ vật vã vì đau khiến họ mủi lòng. Đây là điều rất thường gặp ở phòng chờ sinh.
Ôm chân giường
Trong phòng chờ sinh, nếu có chồng hay người thân bên cạnh thì còn đỡ. Chứ như Thủy (Cát Linh), vì bệnh viện không cho người nhà vào phòng chờ cô phải chịu đựng những cơn đau một mình. Không có chồng để bấu víu, lúc đau quá, Thủy ngồi phệt xuống sàn, ôm chặt cái…chân giường cho đỡ đau. Chồng cô đứng ngoài nhìn vào, vừa thương vợ lại vừa buồn cười. Mà đâu chỉ riêng Thủy, nhiều chị khác trong phòng cũng thế, ai cũng cố kiếm một chỗ víu lấy như để đỡ đau. Buồn cười hơn, có chị đang bám vào tường để đi lại thì lên cơn đau, vậy là cứ thế dang hai tay ôm cả khoảng tường từ cửa ra vào đến cửa sổ. Hết cơn lại tiếp tục bám tường để đi.

Muôn kiểu đau đẻ của bà bầu - 2

La hét
Đây là kiểu thường gặp nhất trong phòng chờ sinh. Thông thường, ai bị đau mà chẳng la. Huống chi là cơn đau như xé thịt, nên các bà bầu chuẩn bị sinh thường có xu hướng kêu gào…càng to càng tốt. Dù ai cũng biết là điều đó là không nên.
Hoài Anh (Dịch Vọng) kể: “Trước sinh mình đã đi học lớp tiền sản, được hướng dẫn là không nên kêu la. Nhưng ngồi trong phòng chờ sinh rồi mới biết cơn đau khủng khiếp thế nào. Bao nhiêu kiến thức học được bay đi đâu hết, mình chỉ còn biết gào lên khi cơn đau kéo đến. Sau đấy được chị hộ sinh nhắc nhở, mình mới phải cố chịu. Tuy vậy có lúc đau quá không chịu được là mình lại rên rỉ".

Muôn kiểu đau đẻ của bà bầu - 3
Lúc đau quá, nhiều bà bầu chẳng nhớ gì ngoài việc la hét (Hình minh họa)

Có nhiều người thường đùa, ở bệnh viện thì phòng chờ sinh bao giờ cũng “ầm ĩ” nhất. Cũng phải, vì hầu hết các bà bầu đang trở dạ đều la hét, không ít thì nhiều. Tuy nhiên, cũng có nhiều mẹ chia sẻ rằng, họ không cảm thấy quá đau khi trở dạ. Họ thậm chí chẳng kêu tiếng nào vì cơn đau lúc ấy hoàn toàn có thể chịu được. Đó thực sự là những bà bầu “im ắng” nhất trong phòng.
Đập đầu vào tường
Khi không thể chịu nổi những cơn đau quá mức, nhiều bà bầu chẳng còn nghĩ được hết, ngoài việc làm bất cứ điều gì để bớt đau hơn. Trang (Chùa Bộc) kể: “Cơn đau càng ngày càng dồn dập và mạnh hơn, có lúc không chịu nổi mình gục vào tường rồi đập đầu “cộc” một cái. Tưởng như tạo ra cơn đau ở chỗ khác thì con đau tử cung sẽ bớt đi vậy. Nếu không có ai lôi ra chắc mình đập đến chảy máu đầu ra mất.
Ngủ gật
Đau đớn là vậy, nhưng có những người vì đau quá lâu nên mệt mỏi, vậy là lúc hết cơn họ có thể ngủ gà ngủ gật! Sau đó lại rên rỉ với cơn đau tiếp theo rồi thiếp đi.
Đó là một số kiểu đau đẻ chúng ta có thể bắt gặp tại phòng chờ sinh. Mỗi người mỗi kiểu, đôi khi đau đớn gây ra cho bà bầu những phản ứng kiểu “dở khóc dở cười”. Tuy nhiên, có những phản ứng tiêu cực hoàn toàn không tốt cho bà bầu. Hãy nghe những lời khuyên dưới đây của các chuyên gia để có được những điều tốt nhất.
Lời khuyên cho mẹ bầu sắp trở dạ
- Không nên khóc lóc: vì sẽ làm cho tử cung co bóp thiếu lực, hoặc cổ tử cung không thể mở rộng. Điều đó gây ra hiện tượng đình trệ trong quá trình sinh sản. Khóc nhiều cũng làm cho đầu thai không thuận lợi hạ xuống theo chức năng sinh đẻ bình thường được hoặc thai nhi xoay chuyển bên trong dẫn đến khó sinh.
Muôn kiểu đau đẻ của bà bầu - 4
Đừng la hét vì bạn sẽ chẳng còn sức mà rặn đẻ đâu (Hình minh họa)

- Tránh la hét: Nhiều bà bầu nghĩ rằng la hét “càng to càng tốt” có thể khiến cơn đau giảm đi. Thật sai lầm! Vì việc la hét trong lúc sinh chỉ làm sản phụ bị tiêu hao năng lượng và sức lực đồng ảnh hưởng đến việc dùng lực bình thường của sản phụ, kéo dài quá trình sinh con. Việc la hét làm cho sản phụ bị mệt mỏi, không còn sức để rặn đẻ nữa. Điều đó sẽ vô cùng nguy hiểm cho em bé. Hơn nữa, khi la hét, sản phụ thường nuốt một lượng khí lớn vào trong, dẫn đến ruột bị đầy hơi. Ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày và ruột, đến nỗi không thể ăn uống bình thường, kèm theo nôn mửa, khó tiêu… Điều này ảnh hưởng đến tính nhịp nhàng của quá trình co bóp tử cung.
- Giữ tâm lí thoải mái: Lo lắng thái quá trong suốt thời gian mang thai cũng là nguyên nhân gây khó sinh nở. Vì vậy, càng gần đến ngày sinh nở thì thai phụ càng phải tạo cho mình đời sống tinh thần vui vẻ thoái mái. Thai phụ cần nghỉ ngơi, giải trí cho tinh thần thoải mái, ít quan tâm đến công việc bên ngoài, dành thời gian để trau dồi cho mình những kiến thức về sinh đẻ, không nên tỏ ra sợ hãi và yếu đuối, sẽ làm ảnh hưởng đến các cơn co tử cung. Thai phụ khi chuyển dạ, trước hết phải chuẩn bị tinh thần chịu đựng cơn đau do co bóp tử cung, nên tự điều chỉnh tâm lí, tinh thần thư giãn, không nên sợ đau. Bởi vì lo sợ không làm giảm nhẹ cơn đau, ngược lại càng sợ đau thì càng đau.
- Theo học lớp tiền sản: Để có kiến thức chuẩn bị cho cuộc vượt cạn của bạn. Tham gia lớp học này để bạn biết cách sinh nở đúng và những vấn đề liên quan. Điều này khiến bạn tự tin hơn giúp giúp giảm bớt lo lắng và đau đớn do sinh không đúng cách.
- Làm theo hướng dẫn của bác sĩ: Sản phụ nên bình tĩnh để làm theo những hướng dẫn của bác sĩ sản khoa. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa thai phụ và bác sỹ là vấn đề then chốt cho việc dùng sức rặn lúc sinh. Vì vậy thai phụ nhất thiết phải nghe lời hướng dẫn của bác sĩ và phối hợp tốt với bác sĩ, như vậy sẽ làm cho quá trình sinh nở được thuận lợi.

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Best Web Hosting