Thursday, February 28, 2013

Tập 2- Giảm 15cm trong vòng 1,5 tháng Thành công nhờ sự kiên trì.

Bí quyết nào giúp chị Hà-Bắc Linh Đàm giảm 15cm vòng bụng trong vòng 1,5 tháng-hãy cùng Viet-care đi tìm hiểu qua những chia sẻ từ chị Hà.

Theo lý giải của Đông y, tình trạng béo phì thừa cân do đọng nhiều khí hư trong gan tỳ thận, tích tụ lại hoặc do cơ địa tiếp nhận nguồn năng lượng quá mức so với nhu cầu. Nhất là với phụ nữ mang thai và cho con bú, theo quan điểm nạp vào cho cả mẹ và con, nên năng lượng là vô cùng dư thừa( ví dụ: mỗi ngày 1 người bình thường cần 35kcal/ kg, 1 sản phụ 60kg cần 35x60=2100kcal là ít nhất). Nếu 1 ngày sản phụ cho bé bú trên 8 lần tức là sẽ tiêu hao được 500kcal( tương đương chạy 3 vòng hồ), nếu không số calo sẽ tích và làm tăng cân nhanh chóng trong vòng 3-4 tháng ở cữ. Rất nhiều sản phụ và bà bầu đều có 1 quan điểm là phu nu sau sinh cơ thể sẽ về form nhanh và việc giảm cân là điều tất yếu, những vấn đề giảm cân là một vấn đề vô cùng nan giải nếu ngay từ đầu sản phụ và bà bầu không chú trọng đến. Một phụ nữ mang thai chỉ nên tăng từ 10-12 kg, cơ thể sẽ không bị nở ra để đỡ trọng lượng, làn da cũng ít bị rạn hơn.  Sau khi sinh, sản phụ còn thừa hơn 4kg, tăng cường cho con bú hàng ngày đều đặn thì sẽ đốt cháy được phần năng lượng thừa còn lại.

               Tuy nhiên, với vùng bụng thì với chuyên gia của Viet-care cho rằng, nguyên nhân tận gốc gây béo trong cơ thể con người có nhiều loại mỡ, ngoài hai dạng là mỡ tham gia vào kết cấu khung của cơ thể và mỡ thừa ở người bình thường, còn nguyên nhân thứ 3 vô cùng quan trọng, ngay cả khi giảm cân nhưng chưa chắc đã giảm được bụng đó là ‘ da dão” ở sản phụ . Dựa vào nguyên nhân đó, các chuyên gia của Viet-care đã tạo ra phương pháp giảm vòng 2 bằng các thao tác ấn huyệt giúp giảm táo bón, tích mỡ giúp các phân tử mỡ hóa lỏng, giải phóng qua thận và đặc biệt nằm muối theo phương pháp cung đình Huế giúp săn chắc cơ bụng,  đặc biệt không bị “ sổ” . Tuy nhiên đây là phương pháp đông y nên đòi hỏi sự kiên trì và nhẫn nại trong vòng 1-2 tháng áp dụng.

                 
                 
           Chị Hà- Bắc Linh Đàm, cho biết: Đây là tập 2 nên mình vô cùng lo lắng cho làn da và vóc dáng. Sợ nhất là vòng 2 sẽ bị sổ, sau khi biết Viet-care và có tham khảo từ bạn bè, mình quyết định sử dụng phương pháp nằm muối và các dịch vụ cham soc sau sinh của Viet-Care. Do kiên trì áp dụng theo đúng hướng dẫn của Viet-care, sau 1,5 tháng mình đã giảm được 15cm, một sự bất ngờ, ông xã nhà mình tự hào lắm,  đi đâu cũng không ai ngờ được là vợ mới sinh xong. Đặc biệt hơn, hồi mang bầu mình bị mắc bệnh tê tay, nhức mỏi vai gáy toàn nhờ ông xã năn tay vai hộ, lắm hôm tê quá còn không thể gõ được máy tính. Dự định đẻ xong thì đi châm cứu, rất may là  hàng ngày Viet-care đến massage và hướng dẫn mình nằm muối, giờ mình đã đỡ hơn rất nhiều, không phải đi châm cứu nữa. Thật tuyệt!

Thursday, February 21, 2013

Chăm sóc trẻ sơ sinh- Nấu bột với nước xương?


Dùng nước xương ninh nấu bột cho con thì bé sẽ nhiều canxi và dưỡng chất, điều đó có hoàn toàn đúng?

Hầu hết mọi bà mẹ khi có con đến tuổi ăn cháo thường nghĩ rằng dùng nước xương ninh nấu bột cho con thì bé sẽ có nhiều canxi và dưỡng chất. Nhưng thực tế thì trái ngược hoàn toàn.

Rất nhiều các bà mẹ có quan điểm là nước hầm xương, hầm gà và cá, chứa nhiều chất dinh dưỡng nên thường dùng để nấu cháo, nấu bột cho con ăn là rất tốt, con sẽ bổ sung được thêm nhiều canxi. Thậm chí, nhiều mẹ còn cho rằng chỉ cần ăn nước hầm các loại này là đủ, không nhất thiết phải ăn cái.

Một số mẹ vì chưa dám cho con ăn thức ăn chưa xay nhuyễn như thịt, cá nên lo rằng nếu thái miếng hoặc băm nhỏ thì con ăn sẽ dễ bị nghẹn. Nhưng nếu không cho con ăn thịt, ăn cá và các loại thịt khác thì lại sợ con thiếu chất. Vậy là, một phương pháp được những mẹ này lựa chọn là dùng nước hầm của thịt để cho con ăn, gọi là… “có tí thịt”.



Quan điểm này là hoàn toàn sai lầm. Bởi thực tế nước hầm không đủ chất dinh dưỡng như các mẹ vẫn nghĩ. Trong nước hầm chỉ chứa rất ít các axit đã bị phân giải, vitamin, chất khoáng, chất béo và protin. Hơn nữa nước hầm xương hay hầm thịt không hề có giá trị dinh dưỡng như thịt, giá trị dinh dưỡng của nước hầm nhiều lắm chỉ chứa 10- 12% so với thực phẩm nguyên chất. Còn lại, một lượng lớn protein,chất béo, vitamin, chất khoáng vẫn đang nằm trong thịt.

Tương tự như vậy, nhiều người mẹ thích cho con ăn cơm chan với canh nấu từ món nước hầm các loại vì cho rằng ăn cơm với nước thịt heo, gà, vừa có vị ngon, vừa nhiều dinh dưỡng, bé lại ăn nhanh hơn. Phương pháp này không hề đúng. Bởi vì, một là canh không đủ dinh dưỡng, hai là tạo thói quen ăn không nhai ở trẻ.
Thực phẩm mà không được động tác nhai và được nước bọt trộn đều sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu hóa, hấp thu, nhất là đối với ở trẻ em, khi dạ dày còn yếu. Trong nước thịt, nước xương hầm có nhiều nitơ, tạo cảm giác ngon miệng, vị thơm nhưng có chứa rất ít đạm và canxi. Ngoài vị thơm ra, nước xương không có đủ dinh dưỡng, hơn nữa, còn gây khó tiêu, dễ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.

Giải pháp đúng mà các mẹ nên áp dụng là lựa chọn thực phẩm tươi, sạch. Các loại rau, thịt, cá, tôm… nên mua tươi, rửa sạch sẽ, băm nhỏ và nấu vừa chín. Nên kết hợp thịt cá, xay lẫn với rau củ để bé ăn cả cái và nước, vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa giúp bé chống chứng táo bón.

                                                                                                              Chamsocsausinh.com

Chăm sóc trẻ sơ sinh-Bé bị rụng tóc vành khăn


Giờ tắm nắng tốt nhất chủ yếu là khoảng từ 7h - 8h sáng. Về mùa hè nên tắm nắng lúc 6h30 - 7h30.



Hiện tượng bé rụng tóc hình vành khăn (tóc đằng sau gáy không mọc) có thể là dấu hiệu sớm của còi xương mà nguyên nhân chính là do thiếu vitamin D dẫn đến rối loạn chuyển hóa canxi. Tình trạng này không chỉ xảy ra ở những trẻ suy dinh dưỡng mà những trẻ mập mạp cũng rất dễ mắc.

Theo bác sĩ Lê Thị Hải, thuộc Viện Dinh dưỡng Quốc gia, việc bạn cần làm là cho bé uống bổ sungvitamin D3 (Aquadetrim) 2giọt/ngày, thêm 5ml canxi corbier/ngày. Khi tóc bé có dấu hiệu mọc lại, cho bé ngừng uống canxi, còn vitamin D3 có thể tiếp tục uống đến khi bé được 2 tuổi.

Một việc nên làm nữa là cần cho bé tắm nắng hàng ngày 15 – 20 phút, trước 9h sáng, để tế bào da tự tổng hợp vitamin D3.

Lưu ý: Đừng hiểu nhầm rằng tắm nắng là phải trực tiếp ngồi dưới ánh nắng mới được. Khi ngoài trời có nhiều gió bạn vẫn có thể cho trẻ ngồi trong nhà, bên khung cửa mở rộng, không "tắm nắng" phía sau cửa kính.
Giờ tắm nắng tốt nhất chủ yếu là khoảng từ 7h - 8h sáng. Về mùa hè nên tắm nắng lúc 6h30 - 7h30. Có gia đình nghĩ rằng khi có nắng lên mới cho trẻ ra tắm, lúc ấy nếu ánh mặt trời đã trở nên chói chang thì tác dụng tốt không còn mà chỉ còn tác hại do tia cực tím chiếu vào da, mắt.

Chăm sóc trẻ sơ sinh- Trẻ bị vàng da


Vàng da sinh lý xảy ra với hầu hết trẻ mới sinh, thường xuất hiện từ ngày thứ 2 sau khi sinh.

Phần lớn các bà mẹ có thói quen nằm trong phòng kín và tối sau sinh nên khó phát hiện bệnh vàng da ở trẻ. Nếu không kịp thời điều trị, bệnh có thể để lại nhiều di chứng như giảm thị lực, thính lực, đần độn.

Vàng da sơ sinh có hai loại:
- Vàng da sinh lý: xảy ra khi trẻ được 1-7 ngày tuổi. Tuy nhiên, trẻ vẫn ăn ngủ bình thường và hiện tượng này sẽ tự hết, không cần điều trị và không nguy hiểm.
- Vàng da bệnh lý hay vàng da nhân thường gặp ở trẻ sinh non. Các em bị vàng da từ đầu đến chân ngay khi lọt lòng. Nếu không được điều trị đúng mức, trẻ sẽ bị nhiễm độc thần kinh, co giật, hôn mê rồi tử vong.
Cách phát hiện trẻ bị vàng da:



Cần quan sát màu da của trẻ nơi có ánh sáng để phát hiện bệnh vàng da.
- Sau khi sinh 1-2 ngày, quan sát màu da toàn thân của trẻ ở nơi có ánh sáng.
- Dùng ngón tay ấn nhẹ vào trán, mũi và trên cơ thể trẻ. Nếu thấy da có màu vàng đậm mà không trắng như những trẻ khác thì cần cảnh giác.
- Quan sát một số biểu hiện bất thường của trẻ như quấy khóc, bú yếu, ngủ nhiều, nước tiểu ít và trong, không đi tiêu phân su.
Làm gì khi trẻ bị vàng da

cham soc sau sinh, cham soc tre so sinh

 - Nếu trẻ bị vàng da ở mức độ nhẹ có thể điều trị tại nhà bằng cách tắm nắng: đặt trẻ gần cửa sổ nơi có ánh nắng dịu của mặt trời (vào khoảng 8 giờ đến 8 giờ 30 mỗi sáng).
 - Cho trẻ bú nhiều lần trong ngày vì sữa mẹ giúp đào thải nhanh chất bilirubin qua đường tiêu hoá.
 - Hằng ngày, cần theo dõi các vùng lan rộng của bệnh vàng da và các triệu chứng xuất hiện kèm theo. Theo dõi liên tục trong vòng 7 - 10 ngày sau sinh. Cần đưa ngay trẻ đến khám bác sĩ trong trường hợp:
 - Bú ít hơn một nửa so với bình thường.
 - Nước tiểu trong.
 - Ngủ nhiều.
 - Vàng da xuất hiện sớm, trong vòng 24 giờ sau khi sinh.
 - Vàng da lan đến bàn tay, bàn chân.
 - Vàng da kéo dài trên 15 ngày.

Việt- care khuyên bạn  nên đưa bé đi khám để được tư vấn sau quá trình thăm khám trực tiếp.
                                                                                                                          

Tuesday, February 19, 2013

Nuôi dưỡng trẻ đẻ non


Trẻ đẻ non cần nhiều dinh dưỡng hơn so với trẻ sinh thường nên rất cần được chăm sóc với chế độ đặc biệt.

Cố gắng cho trẻ đẻ non bú càng sớm càng tốt, những bé khỏe mạnh có thể cho bú sau khi sinh ra 4-6 tiếng. Cân nặng dưới 2kg, sau khi sinh ra 12 tiếng có thể bắt đầu cho bú, trường hợp yếu, có thể cho bú sau khi sinh 24 tiếng.

cham soc tre so sinh, lam dep sau sinh, cham soc tre de non

Trước tiên là cho bú glucose 5%- 10%, cách 2 giờ cho bú một lần, mỗi lần 1,5- 3 thìa. Sau 24 tiếng mới cho bú sữa.
Khi bé có khả năng bú, cố gắng cho bé tập bú sữa mẹ.
Trường hợp bé bú kém, vắt lấy sữa mẹ, dùng ống hút nhỏ giọt vào mồm bé. Chú ý động tác cần nhẹ nhàng để không xây xát niêm mạc khoang miệng của bé. Cách 2- 3 tiếng cho bé uống một lần.
Trường hợp không có sữa mẹ có thể dùng sữa loãng ( tỷ lệ 2: 1 hoặc 3: 1) thêm 5% nước đường cho bé bú. Lúc đầu cho bú với tỷ lệ: mỗi 1.000g trọng lượng cơ thể cho bú 600cc/ ngày, sau đó tăng dần.
Vitamin B complex, mỗi lần 1 viên, mỗi ngày 2 lần.
Vitamin C mỗi lần 50cc, mỗi ngày 2 lần.
Vitamin E mỗi ngày 10cc, chia uống 2 lần.
Bắt đầu từ tuần thứ 2 cho uống dầu cá, mỗi ngày 1 giọt, với sự chỉ dẫn của bác sĩ cho uống tăng lên.
Sau một tháng, với sự chỉ dẫn của bác sĩ cho uống bổ sung thêm canxi.
Canxi: trẻ đẻ non cho bú sữa mẹ cần bổ sung thêm canxi.
Chăm sóc đặc biệt đối với trẻ đẻ non.
Giữ ấm: Nhiệt độ môi trường của trẻ đẻ non thông thường là 29- 33°C. Cần giữ cho nhiệt độ hậu môn của bé luôn ở khoảng 36- 38° C.
Hiện nay, đa số các bệnh viện sử dụng hòm giữ ấm truyền thống. Người mẹ có thể âu yếm, nói chuyện với bé thông qua ô cửa của hòm kính.
Tràn sữa có thể làm cho trẻ đẻ non ngừng thở, bội nhiễm viêm phổi do hít vào, cần đặc biệt chú ý.
Cần đặc biệt chú ý về hô hấp của trẻ đẻ non, khi phát hiện hô hấp không bình thường hoặc ngừng hô hấp( ngừng trên 15 giây) , cần lập tức làm hô hấp nhân tạo và đưa ngay đi bệnh viện cấp cứu.
Trẻ đẻ non cân nặng khoảng 1.000g, trong phòng cần duy trì nhiệt độ ở mức 34- 35°C, độ ẩm là 70%. Trẻ đẻ non cân nặng khoảng 1.800- 2.000g, nhiệt độ trong phòng mức 30- 32° C, độ ẩm là 60%. Trẻ đẻ non cân nặng khoảng 2.500- 3.000g, nhiệt độ trong phòng ở mức 25- 27° C, độ ẩm là 60%. Về nhiệt độ cơ thể, 4- 6 tiếng kiểm tra một lần, nhiệt độ phòng cần giữ ổn định.      


Tư thế nằm tốt cho trẻ


Nếu như các bậc cha mẹ muốn cho hình dáng đầu của con mình tròn thì bạn có thể thử cho con nằm ngủ ở tư thế nghiêng.

Nếu nghĩ: ngủ ở tư thế nào cũng không quan trọng, cốt sao bé ngủ ngon, thì bạn sai rồi đó!
Nằm sấp
Ở các nước phương Tây, các bác sỹ nhi khoa thường khuyên các bậc phụ huynh không nên cho con mình ngủ ở tư thế nằm sấp. Bởi vì trẻ nằm sấp ngủ có nguy cơ đột tử cao hơn ở tư thế bình thường. Tuy nhiên tư thế ngủ không phải là nguyên nhân duy nhất gây nên đột tử, nhưng ở một mức độ nào đó nó cũng có liên quan. Là do ở giai đoạn này trẻ vẫn chưa có khả năng tự mình nhấc nổi đầu hay tự trở mình cho nên nằm ngủ ở tư thế này rất dễ khiến trẻ bị ngạt thở.
Ngoài ra, tư thế nằm sấp khi ngủ còn khiến cho phần nội tạng của bé bị chèn ép, rất bất lợi cho sự phát triển của bé.



Nằm nghiêng
Nếu như các bậc cha mẹ muốn cho hình dáng đầu của con mình tròn thì bạn có thể thử cho con nằm ngủ ở tư thế nghiêng. Bình thường thì bé rất khó có thể tự mình nằm nghiêng, bạn có thể để chèn thêm chăn để đỡ ở phía sau lưng giúp bé duy trì được tư thế ngủ này. Khi bé ngủ ở tư thế nghiêng bạn nên đặt tay của bé về phía trước mặt. Có như vậy khi bé bị lật sẽ vẫn ở tư thế nằm nghiêng mà không thể trở thành tư thế nằm sấp được.

 Tư thế nằm tốt cho trẻ

Nằm ngửa
Tốt nhất là nên để bé ngủ ở tư thế nằm ngửa, vì tư thế nằm này toàn bộ các phần cơ trên cơ thể bé đều được thả lỏng, áp lực lên nội tạng của bé như tim, dạ dày, đường ruột và bàng quang là rất ít.
Những em bé có thói quen nằm ngủ ở tư thế ngửa này phần lớn thường bị bẹp đầu. Có rất nhiều các bậc cha mẹ lo sợ con mình bị bẹp đầu nên đã thay đổi thói quen về tư thế ngủ của con. Các bác sỹ khuyên rằng: Nếu bạn nuốn cải thiện hình dáng đầu cho bé, bạn có thể bắt đầu dần dần từ tư thế nằm nghiêng cho con.

Tư thế nằm tốt cho trẻ

Sau khi đầy tháng, bé lúc này đã có thể đủ sức để quay phần đầu. Thường thì sau khi bé ngủ được 1 tiếng bạn sẽ thấy đầu bé chuyển ra khỏi gối rồi, cho nên các mẹ cần chú ý hơn cho giấc ngủ của bé để tránh hiện tượng đầu bé trượt ra khỏi gối mà phát sinh sự cố ngoài ý muốn.
                                                                                                                          Theo Afamily

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Best Web Hosting