Saturday, August 10, 2013

Ngôi thai là gì và ảnh hưởng của ngôi thai tới sinh thường hay sinh mổ


Ngôi thai lý tưởng nhất để cuộc sinh nở thuận lợi là ngôi xoay đầu, đầu bé chúc xuống và gáy quay về phía bụng mẹ. Thông thường từ tuần thai thứ 28 thai nhi bắt đầu xoay đầu và chúc đầu xuống phía dưới xương chậu để ổn định vị trí ngôi thai chuẩn bị cho hành trình chào đời của bé.



Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp mặc dù đã đến kỳ sinh đẻ nhưng ngôi thai vẫn nằm ở những vị trí khác nhau buộc các bác sỹ phải chỉ định đẻ mổ cho các sản phụ.

Ngôi thai là gì?
Ngôi thai là phần thai trình diện ngay khung chậu mẹ, là phần sẽ đi vào ống sinh dục và ra ngoài cơ thể mẹ đầu tiên. Ngôi thai được chia thành 3 dạng: ngôi đầu, ngôi mông và ngôi ngang (hoặc xiên).

Ngôi đầu
Có 4 kiểu
- Nếu đầu em bé cúi tốt, bác sĩ khám mẹ và sờ thấy thóp sau, gọi là ngôi chỏm.
- Nếu đầu em bé không cúi tốt, hơi ngửa, sờ được thóp trước, gọi là ngôi thóp trước.
- Nếu đầu em bé ngửa lưng chừng, sờ được từ mũi đến miệng, không sờ được cằm, gọi là ngôi trán.
- Nếu đầu em bé ngửa hết cỡ, sờ thấy cằm, gọi là ngôi mặt.

Ngôi mông
Là trường hợp ngôi thai bị ngược, đầu em bé hướng lên trên, mông quay xuống dưới phía tử cung của mẹ, gồm hai kiểu:
- Ngôi mông đủ: thai nhi có tư thế ngồi xếp bằng trong tử cung. Khi bác sĩ khám mẹ sẽ sờ được mông và hai bàn chân bé.
- Ngôi mông thiếu: gồm các trường hợp nhỏ – kiểu mông (thai nhi vắt ngược hai chân lên ôm sát vào ngực, bác sĩ khám sẽ sờ thấy mông bé, không thấy chân), kiểu chân (thai nhi đứng, sờ được chân mà không thấy mông) và kiểu gối (em bé quỳ, sờ được đầu gối).

Ngôi ngang hay xiên

Thai nhi nằm chắn ngang hoặc xiên cổ tử cung do chỉ xoay được nửa chừng. Trường hợp này xảy ra khi nhau thai nằm thấp hoặc sản phụ mang thai đôi.

Cách sinh như thế nào đối với mỗi dạng ngôi thai?

Ngôi đầu
Khi xác định ngôi chỏm và ngôi mặt, thai phụ có thể sinh bằng phương pháp tự nhiên. Nếu thai nhi ngôi mặt nhưng có cằm xoay về phía lưng mẹ, trường hợp này phải sinh mổ.
Trường hợp thai nhi ngôi thóp trước và ngôi trán, thai phụ nên sinh mổ. Lý do là đầu em bé ngửa lưng chừng nên đường kính đầu đi qua khung chậu lớn, không đi qua được.

Ngôi mông
Trong các trường hợp xác định ngôi mông, bác sĩ thường chỉ định sinh mổ có chọn lọc, tức là không phải tất cả các trường hợp phải mổ. Tuy nhiên, vì muốn độ an toàn cao cho cả mẹ lẫn con nên bác sĩ chỉ định cho mổ nhiều hơn. Trường hợp ngôi mông đủ và mông thiếu kiểu mông, thai phụ có thể sinh thường. Tùy theo sức khỏe của mẹ, sự xoay trở của thai nhi trong quá trình chuyển dạ, bác sĩ sẽ có giải pháp phù hợp cho sản phụ.
Riêng ngôi mông kiểu chân, người mẹ được chỉ định sinh mổ. Ngoài ra, ngôi mông cùng những bất thường khác như vỡ ối, tử cung có vết mổ cũ, sinh đôi, con so nặng trên 3 kg…, bác sĩ cũng sẽ chỉ định sinh mổ.

Ngôi ngang hoặc xiên
Ngôi ngang bắt buộc phải sinh mổ, không có cơ chế sinh thường vì cơ thể bé không thể qua được khung chậu.

Thực hiện xoay thai
Khi phát hiện ngôi thai không thuận, có thể lúc khám bác sĩ sử dụng các phương pháp xoay ngôi thai, có thể phân thành phương pháp xoay ngoài và phương pháp xoay trong.
- Điều kiện: Áp dụng phương pháp này cần chuẩn bị các điều kiện như: Thai và tử cung bình thường, không có tiền sử mổ tử cung hoặc tiền sử sảy thai, xương chậu không hẹp, thai nhi còn chưa lọt vào xương chậu, không có hội chứng cao huyết áp trong khi mang thai.
- Thời gian thuận lợi nhất để xoay thai là trước tuần thai thứ 32 và thai có thể xoay chuyển tự nhiên, nhưng sau tuần 32, thai nhi khá to, xoay chuyển sẽ khó khăn. Nếu sang tuần 36, thậm chí sau khi chuyển dạ, thai nhi vẫn chưa lọt xuống xương chậu, tử cung co lại không nhiều thì cần phải áp dụng phương pháp xoay ngôi thai.
- Trước khi thực hiện xoay thai, sản phụ nên giữ tinh thần thoải mái, đi tiểu tiện, nên hít thở sâu theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thay đổi ngôi thai trong khi đang chuyển dạ
Sinh trong bệnh viện thường phải tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thử áp dụng những mẹo sau khi chưa phải nằm trên bàn đẻ:
Cố gắng đứng thẳng càng lâu càng tốt.
Nghiêng người về phía trước khi có các cơn gò.
Nhờ ai đó mát xa lưng khi chuyển dạ.
Đung đưa hông trong khi có các cơn gò để giúp bé “đổi hướng” trong quá trình di chuyển ra ngoài.
Tránh ngồi ghế hay ngồi giường với vị trí nằm ngửa.
Nếu cảm thấy quá mệt trong khi chuyển dạ thì hãy nằm nghiêng và dạng chân để hông luôn mở rộng, giúp quá trình chuyển dạ không bị ảnh hưởng.

Những lưu ý khi thực hiện xoay ngôi thai
Ngôi thai không thuận có nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu ngôi ngược do dây rốn ngắn hoặc dây rốn quấn cổ, càng xoay, dây rốn càng dễ đứt, gây bong nhau hoặc chảy máu trong tử cung. Trường hợp ngôi ngược do tử cung dị dạng, việc xoay thai dễ gây vỡ tử cung.
Như vậy, với hiện tượng ngôi ngược hoặc ngôi ngang, việc xoay thai là không cần thiết. Nếu không cẩn thận có thể gây nguy hại cả mẹ lẫn con. Tốt nhất, bạn nên đi khám định kỳ và bác sĩ sẽ có chỉ định hợp lý.

Thursday, August 8, 2013

Tăng SỮA cho bé, GIẢM CÂN cho mẹ bằng MEN SỮA

Massage cùng với men sữa được coi là một trong những cách hiệu quả nhất giúp sản phụ không còn nỗi lo mất sữa, tăng tiết sữa và giảm cân nhanh chóng.



Sau khi sinh, bà mẹ nào cũng đều mong có được nhiều sữa cho con bú. Mặc dù vậy nhiều sản phụ cơ địa không tốt nên lượng sữa tiết ra rất có hạn. Tuy nhiên phần lớn nguyên nhân gây giảm sữa lại là vì sản phụ chưa có kinh nghiệm, ăn uống, chăm sóc bầu sữa không đúng cách. Vậy nguyên nhân nào gây nên tình trạng ít sữa.

- Không cho trẻ bú thường xuyên, bú không đúng cách… là những nguyên nhân hay gặp nhất. Một ngày nên cho bé bú ít nhất là 6 đến 8 lần để đảm bảo số lần bú trong ngày. Cần cho bé ngậm hết quầng vú để bé có thể mút dễ dàng và kích thích phản xả xuống sữa.
- Căng thẳng sau khi sinh cũng khiến sản phụ tiết ít sữa. Thông thường sau sinh sữa sẽ được tiết ra từ từ. Do quá trình mang thai nặng nhọc, sinh đẻ mất sức, người mẹ lại thiếu ngủ do đêm chăm sóc bé… nên dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, lo lắng quá mức khiến sữa tiết ra càng ít.
- Sau sinh nhiều sản phụ quá kiêng khem hay muốn giảm cân trong thời gian ngắn mà ăn uống không đầy đủ dinh dưỡng, lâu dần tình trạng mất sữa trở nên trầm trọng và có thể mất hẳn sữa nếu mẹ không tích cực cải thiện. Hạn chế đồ ăn rán, xào, đồ ngọt, thức ăn nhanh…, ăn nhiều rau xanh, trái cây để tăng cường lượng vitamin và khoảng chất cho cơ thể. Ngoài ra, người mẹ uống ít nước làm cơ thế thiếu nước cũng khiến tiết ít sữa đi.
- Nguyên nhân cuối cùng mà ít được các bà mẹ để í đó là chưa vệ sinh, kích thích vú tiết sữa đúng cách. Ngay từ trong thời kì mang thai, người mẹ cần vệ sinh núm vú mỗi lần tắm để núm vú sẵn sàng tiết sữa sau khi sinh. Sau khi sinh, bầu ngực cần được massage bằng cơm nếp nóng trộn với hành khô, giúp thơm sữa và làm thông nguồn sữa. Sau đó, bôi “men sữa” giúp nóng và nở tia sữa. Sữa tiết ra càng nhiều thì lượng calo mà người mẹ dùng đến càng được tiêu hao nhanh chóng, vì vậy đây cũng là một cách giảm cân cũng nhanh chóng.

Theo quan điểm của dân gian, tia sữa mẹ giống như các mạch nước ngầm, càng thông hút sớm thì các mạch sữa sẽ thông và nở ra. Nếu không khơi mạch thì có thể các mạch sữa sẽ mất đi và thậm chí không bao giờ có lại. Chính vì vậy, việc thông tia sữa cần làm ngay từ 2-10 ngày sau khi sinh bằng phương pháp massage cùng với men sữa.

Đẻ thường dễ, chuyên gia nói gì?

Tập thể dục thường xuyên và tránh tăng cân quá nhiều giúp mẹ bầu dễ đẻ.

Theo các chuyên gia khoa sản, ngày nay phụ nữ mang thai thường gặp vấn đề khó sinh nở chủ yếu là do họ lười vận động cộng thêm với việc các mẹ thường bồi bổ quá nhiều khiến con to từ 3,5-4kg. Điều này tất yếu dẫn đến việc cổ tử cung khó mở và các bác sĩ phải sử dụng đến các thủ thuật như rạch tầng sinh môn. Ngoài ra, nhiều trường hợp chị em còn không biết rặn đẻ và lười rặn đẻ cũng khiến ca sinh nở gây nhiều phiền toái và kéo dài.

Để sinh nở dễ dàng hơn, trong thời gian mang bầu, chị em nên thực hiện lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học và chăm chỉ tập luyện thể thao. Dưới đây là một số lưu ý để chị em giảm thiểu nguy cơ rạch tầng sinh môn và sinh bé dễ dàng hơn:

1.Tránh tăng cân quá nhiều

Thực tế hiện nay, việc ăn uống quá nhiều chất dinh dưỡng hay tâm lý “ăn cho hai người” trong thời gian bầu bí là hoàn toàn không tốt. Cân nặng của em bé tăng lên thường xuất phát từ việc mẹ ăn quá nhiều chất dinh dưỡng, ăn nhiều chất béo trong thời kỳ mang thai mà ít vận động, luyện tập cơ thể.

Nếu em bé nặng khoảng 4 kg thì tỉ lệ sinh khó của mẹ tương đối lớn. Các mẹ nên có chế độ ăn khoa học, tránh nguy cơ tăng cân không kiểm soát dẫn đến tình trạng nặng nề. Trước thời gian dự sinh khoảng 2 tuần, mẹ bầu nên chăm sóc sức khỏe, sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc, ăn thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như: khoai lang, rau tía tô, dứa, sữa chua, sữa đậu nành, trứng gà… để vượt cạn.

Theo các bác sỹ sản khoa, trong suốt thời gian mang thai, mẹ bầu tránh để tăng cân quá nhiều. Mức cân chuẩn cho các mẹ bầu: Trong 3 tháng đầu thai kỳ, các bạn chỉ nên tăng 2 kg, từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 và từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 9, mỗi giai đoạn tăng khoảng 5 - 8 kg. Như vậy trong suốt thai kỳ, cân nặng của một bà bầu chỉ nên tăng khoảng 12-14 kg là tốt nhất.

2.Tập thể dục thường xuyên

Ngày nay hầu như các mẹ bầu đều có xu hướng thừa cân vì lười vận động. Tập thể thao trong giai đoạn mang thai không những có lợi cho việc khống chế cân nặng mà còn giúp bà bầu sinh nở dễ dàng. Tập thể thao khiến vùng cơ xương chậu, cơ lưng, cơ bụng được co dãn, tăng cường tính đàn hồi; các xương khớp, dây chằng cũng dẻo dai hơn. Điều này giúp cơ thể trở nên thoải mái, nhẹ nhàng hơn, giảm thiểu áp lực lên sản đạo. Bên cạnh đó, thể thao còn có tác dụng giúp bà bầu giảm mệt mỏi, căng thẳng và trở nên vui vẻ, tự tin trong suốt thời gian mang thai.

Một điều cần chú ý là khi tập luyện thể thao, bà bầu nên chọn các động tác nhẹ nhàng, thời gian tập luyện không nên kéo dài. Các môn thể thao nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, đạp xe và bơi lội là các lựa chọn khá phù hợp với sức khỏe và thể trạng bà bầu.

Tập luyện thể thao với bóng sinh (loại bóng to, chuyên dành cho bà bầu) giúp giảm áp lực cho đôi chân, bụng. Tập với bóng thường xuyên trước khi sinh rất có lợi cho mẹ bầu, giúp cơ xương chậu đàn hồi tốt, có lợi cho quá trình sinh nở. Ngoài ra những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu nên chăm chỉ đi bộ buổi sáng sớm hoặc tối.

3.Tham gia lớp học tiền sản

Tại những lớp học tiền sản, chị em bầu sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe thai kỳ, cách rặn đẻ, cách kiểm soát cơn đau khi chuyển dạ và chăm sóc bản thân sau sinh nở. Lớp học này thông thường chỉ diễn ra trong khoảng 2-3 buổi nên chị em hãy dành thời gian để tham gia, sẽ có rất nhiều kiến thức hữu ích cho thai kỳ của bạn.

4.Hướng dẫn tập thở khi lầm bồn:

Mẹ bầu nên có những bài tập thở trước khi sinh để không phải bỡ ngỡ khi những cơn đau đẻ bắt đầu. Khi bắt đầu cảm nhận đau, nghĩa là khi bắt đầu thì co, có cơn co xuất hiện mẹ bầu nên tập trung vào hơi thở để tập thở nhanh dần. Hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Cơn đau càng tăng thì thở càng nhanh hơn và nông hơn, tần suất nhịp thở tăng dần ở thì kéo dài. Cảm nhận đau càng nhiều thì thở càng nhanh hơn. Đến khi cảm nhận bớt đau thì thở chậm lại và thở sâu hơn, tần suất nhịp thở giảm dần.
 

Dựa theo tính chất chu kỳ của cơn gò tử cung, mẹ bầu chú ý tập trung vào hơi thở:

- Trước khi có cơn co bắt đầu: hít sâu bằng mũi, thở ra bằng miệng.
- Bắt đầu có cơn co: thở nhanh và nông.
- Cổ tử cung mở từ 1-4 cm: tư thế ngồi thư giãn, thở bằng cánh mũi, miệng ngậm lại.
- Cổ tử cung mở từ 4-8 cm: tư thế nằm thư giãn, có thể nằm nghiêng hay ngửa, thở cạn và nhanh theo cơn co tử cung đến khi cơn co đạt tối đa rồi cơn co sẽ giảm dần, nhịp thở cũng nông và chậm dần đến khi hết cơn co.
- Khi hết cơn co: hít thở sâu 2 nhịp. Sau đó thở bình thường, nằm thư giãn.

Hướng dẫn tập rặn khi lâm bồn:

Nếu rặn đẻ đúng cách việc sinh nở sẽ dễ dàng hơn. Mẹ bầu không nên rặn sớm quá hay rặn không đúng sẽ làm cho cuộc chuyển dạ kéo dài gây nguy hiểm cho cả hai mẹ con. Theo các chuyên gia khoa sản, nhiều trường hợp chị em còn không biết rặn đẻ và lười rặn đẻ, điều này dẫn đến việc cổ tử cung khó mở nên các ca sinh thường kéo dài thời gian hơn.

Khi cảm nhận được cơn co tử cung, tức là bụng gò cứng dần và xuất hiện cơn đau, mẹ bầu nên hít vào một hơi thở sâu. Sau đó nín thở, miệng ngậm chặt, hai tay nắm chặt vào hai thành của bàn sinh, dồn hơi rặn mạnh để đẩy hơi xuống vùng bụng dưới. Khi cảm thấy sắp hết hơi nhưng vẫn còn đau có thể hít vào một hơi khác và rặn tiếp tục cho đến khi hết cảm thấy đau bụng nữa. Đặt biệt là phải giữ để khi rặn thì miệng không được phát ra bất cứ âm thanh nào.

Liệu trình chăm sóc sau sinh 12 buổi- Bụng gọn Eo thon giá 3.700.000 VNĐ.

Một vòng eo săn chắc bạn cần sở hữu ngay lập tức. Bí quyết không giống những gì bạn nghĩ hoặc bạn đã làm....

Đang trong thời gian kiêng cữ, ít được tắm gội?
Bạn cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu?
Bạn mệt mỏi và đau nhức toàn thân?
Bạn lo lắng về vòng 2?
Vết thâm xuất hiện, da bạn bị trùng và không dễ nhìn?

Chị Linh (Tôn Đức Thắng) chia sẻ: "Mình hơi choáng vì trong thâm tâm cứ nghĩ là sinh xong, bụng sẽ xẹp xuống ngay, ai dè, sinh xong bụng mình cứ như 7 tháng ý. Thất vọng lắm, thêm khoản cân nặng, ngày nào cũng lên cân thử xem giảm được lạng nào ko… May mắn tìm được dịch vụ chăm sóc sau sinh của Viet-Care, ông xã mình ủng hộ hết mình nên mình quyết tâm thực hiện… Hết liệu trình, bụng mình giảm được 10cm, sau đó mình còn kiên trì tự quấn muối ở nhà cho tròn 3 tháng ở cữ, da dẻ thì sáng hồng đến tận bây giờ, ai cũng khen “gái 1 con trông mòn con mắt”, ông xã mình tự hào lắm lắm!"





Viet-Care cam kết:

- Sản phẩm được chiết xuất 100% từ tự nhiên với những bí quyết làm đẹp dân gian được lưu truyền hàng trăm trong cung đình Huế- ĐỘC ĐÁO và KHÁC BIỆT.
- 100% đội ngũ nhân viên chăm sóc tốt nghiệp điều dưỡng, y tá, có bằng cấp về y khoa, hiểu và biết khách hàng cần gì, muốn gì để chăm sóc khách hàng được tốt và hiệu quả nhất.
- Giảm eo từ 5-15 cm chỉ trong vòng 1,5 tháng với phương pháp JUMBA DUY NHẤT chỉ có ở Viet-Care không nguy hại tới sức khỏe.
- Massage giúp cổ tử cung mềm và đàn hồi về như trạng thái ban đầu.
- Hoàn lại tiền nếu không hiệu quả.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Websit: www.chamsocsausinh.com
Hotline: 1900 4758/ 0942 554 447

Wednesday, August 7, 2013

Liệu trình chăm sóc sau sinh dành cho sản phụ từ 4-12 tháng

Với phụ nữ sau sinh, vòng 2 to lên là do tử cung to lên trong thời kỳ mang thai, cơ bụng cũng giãn nở theo, cho đến khi cơ thẳng bụng tách ra. Sau khi sinh tử cung dần hồi phục, nhưng cơ thành bụng trở nên lỏng lẻo khó hồi phục trở lại, nhất là ở phụ nữ mang thai, thành bụng giống như quả bóng bơm hơi, không có tính đàn hồi. Ngoài ra, trước và sau khi sinh, vì nhu cầu dinh dưỡng của bé và việc bà mẹ không ngừng nạp nhiều thực phẩm nhiệt lượng cao cũng có thể gây tích mỡ trong cơ thể và cơ thể dễ dàng béo lên”.

Đối với các bà mẹ sau sinh 7 ngày- 3 tháng, có 1 phương pháp giảm eo an toàn sau sinh dành cho các mẹ đó là phương pháp Jumba với túi muối gừng ngải cứu. Phương pháp này đã được rất nhiều mẹ là khách hàng của Viet-Care kiểm chứng và nhận được nhiều phản hồi tích cực. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được phương pháp này khi đang mang thai và ngay sau sinh trong ba tháng đầu. Vì vậy, rất nhiều mẹ đã bỏ lỡ khoảng thời gian quý giá này để lấy lại vóc dáng thon gọn.

Hiểu được những mong muốn của các mẹ, Viet-Care đã nghiên cứu và tạo ra một phương pháp hoàn toàn mới với nguyên liệu độc đáo là cao ngải cứu với phương pháp massage bí truyền từ cung đình Huế giúp các mẹ từ 4-12 tháng tự tin lấy lại vóc dáng.





Quy trình trị liệu vòng 2 dành cho khách hàng từ 4-12 tháng gồm có 3 liệu trình, tùy vào nhu cầu và cơ địa từng người mà Viet-Care sẽ tư vấn các mẹ chọn liệu trình phù hợp với mình.

- Giảm eo- Liệu trình săn chắc cơ bản 12 buổi giá 4.000.000 VNĐ
- Giảm eo- Liệu trình bổ sung nhiệt( áp dụng với KH bụng cứng) giá 4.500.000 VNĐ
- Giảm nhăn, Săn bụng- Liệu trình cân bằng khí huyết bằng cao ngải thuốc bắc 12 buổi giá 5.500.000 VNĐ

Chi tiết xem tại: http://chamsocsausinh.com/nguyen-lieu-lam-giam-eo-sau-sinh/giam-eo-sau-sinh-khong-kho.html

Các liệu trình trên chuyên trị liệu vòng 2, vì vậy nếu KH có nhu câu chăm sóc da hay massage giảm thâm rạn hãy liên hệ trực tiếp tới hotline của Viet-Care để được biết thêm thông tin chi tiết.

Hotline: 1900 4758/ 0942 554 447

Tuesday, August 6, 2013

Bộ sản phẩm Xóa tan nỗi lo về RẠN và THÂM, giúp làn da trắng hồng, mịn màng sau sinh!





Thay đổi hàm lượng hormone trong thai kì gây nên hàng loạt thay đổi về da. Trong những thay đổi này, vấn đề đáng ngại nhất mà nhiều mẹ bầu hay gặp nhất và cũng là mối lo lắng của chị là hiện tượng da rạn và thâm đen.

Vì sao lại bị rạn?

Vết rạn da là những vết nứt trên da, thường xuất hiện ở vùng bụng dưới vào chu kỳ cuối của thai kỳ, khi da phải căng ra để thích hợp với kích thước lớn của bào thai. Một số thai phụ còn bị rạn da ở vùng đùi, mông và ngực.
Vết rạn da gây ra do sự thay đổi độ đàn hồi của lớp mô nằm dưới da. Lúc đầu chúng màu hồng, rồi chuyển sang nâu đỏ, tím hay nâu đậm tùy màu da của bạn. Chúng sẽ nhạt đi sau này nhưng không bao giờ biến mất.

Làm sao biết rằng bạn sẽ bị rạn da?

Thật khó để tiên đoán ai sẽ bị rạn da nhưng hơn nửa số phụ nữ mang thai đều bị rạn da. Cũng không thật rõ tại sao người này bị rạn còn người kia thì không. Nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng yếu tố di truyền đóng vai trò lớn. Nếu mẹ hay chị em gái của bạn bị rạn da khi sinh thì bạn cũng sẽ bị.
Việc bạn bị rạn da hay không còn phụ thuộc vào mức độ tăng cân của bạn khi mang thai. “Da có độ đàn hồi cao nhưng mức độ tăng cân khi mang thai thuộc vào loại khá căng thẳng cho da. Đôi khi da không thể kham nổi”– giảng viên ngành da liễu của đại học Harvard Alexa Boer Kimball cho biết. Bởi vì vậy mà bạn sẽ dễ có vết rạn nếu bạn:
- Tăng cân quá nhanh
- Mang thai song sinh hay sinh ba
- Mang thai một em bé lớn
- Bạn có nhiều nước ối

Làm gì để ngăn ngừa rạn da?


Tăng cân trong ngưỡng vừa phải, trong đa số trường hợp là 12 – 15kg, và tăng ký chậm có thể làm giảm nguy cơ bị rạn da.
Ngay từ tháng thứ 4-5 của thai kì, bạn nên bôi TINH DẦU DỪA NGUYÊN CHẤT. Với các mẹ có cơ địa bị rạn, bôi dầu dừa nguyên chất không có tác dụng giúp các mẹ hoàn toàn không rạn da, nhưng nó hữu hiệu trong việc tăng độ đàn hồi cho da, giúp các vết rạn nhanh chóng mờ đi và giảm đáng kể tình trạng rạn cho da.

Vết rạn da có bao giờ biến mất?

Vết rạn sẽ không bao giờ biến mất nhưng nó sẽ đổi màu sạm nhạt dần và từ từ đổi màu sáng hơn vùng da xung quanh và thời gian phục hồi cũng tùy cơ địa mỗi người vì vậy sau khi sinh, các mẹ cũng nên tích cực bôi DẦU DỪA hoặc DẦU RẠN được làm từ dầu vừng và dầu oliu để làm mờ vết rạn, tái tạo da, cải thiện làn da ở vùng bụng, mông, đùi giúp da phục hồi nhanh hơn.

Tại sao phụ nữ mang bầu lại bị thâm đen ở nách, cổ như đeo “vòng ghét”?


Từ tháng thứ tư trở đi, tuyến nội tiết trong cơ thể thai phụ càng biến đổi rõ rệt. Bào thai và nhau thai tiết ra một lượng lớn hormone, làm tăng sắc tố da. Lượng oestrogen và progesteron tăng kích thích mạnh việc hình thành các phân tử tiền hắc tố melanin, khiến da sẫm màu. Sở dĩ tình trạng đen sạm trông rất "bẩn" này xuất hiện nhiều ở các vị trí dễ nhận thấy trên cơ thể như mặt, cổ, gáy, nách, cổ tay, cổ chân... và một vài nơi "nhạy cảm" khác như bụng, háng... vì đây những vùng da này rất mỏng, tổ chức dưới da lỏng lẻo nên dễ lắng đọng sắc tố đen. Cũng do da mỏng, các sắc tố đen ở đây dễ lộ ra hơn ở các vùng da khác.

Làm thế nào để giải quyết cái “vòng ghét” xấu xí này?

Hiện tượng thâm đen ở những vùng da nhạy cảm này là do nội tiết tố, sau khi sinh cơ thể sẽ trở lại như cũ. Tuy nhiên, bạn muốn vùng da bụng hay cổ, nách nhanh chóng trở lại vị trí cũ mà không mất thời gian dài chờ đợi bạn có thể sử dụng sản phẩm NGHỆ THÂM được chiết xuất từ nghệ vàng, ngải cứu, vừng, thảo dược có tác dụng làm sáng vùng da thâm hiệu quả.

Nghệ cùng với ngải cứu, và thảo dược giúp làn da được phục hồi từ bên trong, ngoài ra nghệ còn có tác dụng làm trắng tự nhiên "thần kì" mà không loại mỹ phẩm nào có thể sánh được. Cùng với dầu vừng, giúp tăng độ đàn hồi, giảm độ căng rạn cho da giúp những vùng thâm " xấu xí" sẽ nhanh chóng biến mất.
Ngoài ra để hạn chế sạm, nám da khi mang thai, bà bầu nên trán tối đa các yếu tố kích thích như ánh nắng mặt trời, rượu, bia, thuốc lá, thực phẩm cay, nóng... Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước.

Để được tư vấn thêm thông tin và đặt mua các sản phẩm thuốc, vui lòng liên hệ:
Viet-Care – Dịch vụ chăm sóc và làm đẹp sau sinh tại nhà
Hotline : 1900 4758 - 0916 986 289
VPGD : Số 28 Nguyễn Quyền – Q. Hai Bà Trưng – Hà Nội
Chi nhánh: 57 Vũ Ngọc Phan - Đống Đa - Hà Nội
Website: www.chamsocsausinh.com

Email : vietcare01@yahoo.com


Monday, August 5, 2013

Xông hơi sau sinh - những điều cần chú ý

Xông hơi là cách trừ độc thông qua sự thoát hơi nước, kích hoạt tẩy rửa, làm sạch và tái sinh cơ thể

Bác sĩ Thanh Hà (Khoa Phụ - Viện Y học cổ truyền) cho biết, xông hơi là cách trừ độc thông qua sự thoát hơi nước, kích hoạt tẩy rửa, làm sạch và tái sinh cơ thể. Nó còn làm giãn nở cơ bắp, loại bỏ căng thẳng, thư thái tinh thần. Với sản phụ, công hơi giúp giảm bớt mệt mỏi, tăng cường sức khỏe và giảm cân hữu hiệu. Tuy nhiên, để có hiệu quả tốt và tránh gây ra những nguy hại, bạn cần phải biết xông đúng cách và khoa học.

Khi nào mới được xông hơi?
Theo bác sĩ Tuyết Lan (BV Phụ sản Trung ương) thì sản phụ sau sinh thường có thể áp dụng biện pháp xông hơi sau sinh khoảng 4 ngày. Vói người sinh mổ, việc này nên tiến hành chậm hơn để vết mổ khô hẳn, khoảng 1 tuần sau khi sinh.



Chuẩn bị: Do việc đi đến các spa tương đối khó khăn vì đang trong giai đoạn ở cữ, nên những cách xông hơi thông dụng, đơn giản bằng lá cây tự nhiên là hợp lý nhất với thai phụ. Để có quá trình xông hơi tốt nhất, bạn cần nhờ người nhà chuẩn bị các loại lá xông. Tùy nguyên liệu có sẵn , nồi nước xông có thể bao gồm những thành phần như: lá chanh, lá ổi, tía tô, bạc hà, bưởi, quýt, sả, gừng, kinh giới, quế, vằng, cây mâm xôi, bướm bạc, hà thủ ô, gừng… Mỗi lần xông, chỉ cần số ít trong các loại lá kể trên là được.

Cách xông: Khi xông hơi, bạn nên mặc quần áo lót hoặc sao cho càng để hở nhiều da càng tốt. Cần có một chiếc ghế thấp để ngồi, trùm kín người và nồi xông bằng tấm chăn đã huẩn bị sẵn. Lúc đầu chỉ mở hé nắp nồi để hơi nóng chỉ xông đến phần bụng và chân. Khi quen với sức nóng, có thể mở nắp nồi rộng hơn để hơi nóng bốc lên nhiều. Khi hơi nóng đã giảm, các mẹ dùng đũa gỗ xốc những lá cây trong nồi để hơi nóng bốc lên . Khi thấy lượng mồ hôi tiết ra đã vừa đủ hoặc khi nồi xông không còn bốc hơi nóng thì tung chăn ra và dung khăn lau khô khắp người trước khi thay quần áo sạch.

Thời gian xông: Mỗi lần xông hơi nên kéo dài từ 20 – 30 phút, đến khi bạn cảm thấy cơ thể toát hết mồ hôi và nhiệt độ nước xông giảm nhiều thì có thể kết thúc. Hiện nay, không ít bà mẹ lạm dụng quá nhiều vào việc xông hơi và nó hoàn toàn không tốt. Các bác sĩ khuyên rằng, không được xông hơi liên tục nhiều ngày liền. Tối thiểu 3 ngày mới nên thực hiện một lần với điều kiện là sau mỗi lần, cơ thể cảm thấy khỏe mạnh và khoan khoái. Nếu sau khi xông hơi, bạn cảm thấy mệt hơn hoặc có những triệu chứng bất thường khác thì nên ngừng ngay và thăm khám bác sĩ.

Lời khuyên từ bác sĩ:

- Không nên xông hơi sau khi ăn no hoặc đang đói vì có hại cho hệ tim mạch và sức khỏe
- Xông hơi xong nên tránh gió lùa, không được dung máy lạnh hoặc nằm quạt điện mạnh.
- Với xông hơi khô, sau khi xông cũng không nên tắm ngay dù bằng nước lạnh hay nước ấm (nước ấm khiến các lỗ chân long tiếp tục giãn ra, không tốt cho sức khỏe).


Ngoài ra, bạn nên uống bù trước sau khi xông, có thể là một ly trà gừng nóng hoặc nước chanh nóng. Không nên dùng các loại nước ướp lạnh hoặc nước đá.

Hãy để Viet-Care chăm sóc bạn khi bạn chăm sóc bé yêu!


Xin vui lòng liên hệ Vietcare Chăm sóc và làm đẹp sau sinh để được tư vấn tốt nhất!
Chi nhánh 1: 28 Nguyễn Quyền- Hai Bà Trưng- Hà Nội
Chi nhánh 2: 57 Vũ Ngọc Phan- Đống Đa- Hà Nội
Hotline: 1900 4758 / 0916 986 289
Website : http://chamsocsausinh.com
Facebook: http://www.facebook.com/chamsocsausinh


Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Best Web Hosting