Monday, March 25, 2013

Hành tươi chữa bí tiểu sau sinh

Bí tiểu sau sinh là nỗi ám ảnh của rất nhiều phụ nữ, nhất là đối với những mẹ đã từng trải qua cảm giác khó chịu và đau đớn khi phải nhờ đến bác sỹ can thiệp bằng phương pháp thông tiểu. Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh này của phụ nữ sau sinh chỉ khoảng từ 13%-15%, nhưng những gì mà nó mang lại cũng khiến người mắc phải mất ăn mất ngủ trong thời gian dài.

Bí tiểu sau sinh do nhiều nguyên nhân, có thể lý giải cho những nguyên nhân gây ra bí tiểu sau sinh có thể hiểu như sau: Vết thương cắt tầng sinh môn trong lúc sinh nở khiến cho nhiều người mẹ đau đớn khi đi tiểu. Lâu dần, tâm lý ngại vì đau khiến chất thải ứ đọng làm bàng quang căng giãn, gây tắc và càng khó đi hơn. Ở nhiều sản phụ khác, việc bí tiểu lại bắt nguồn từ chính quá trình chuyển dạ sinh. Khi ngôi thai xuống thấp, đầu em bé đè vào cổ bàng quang hay niệu đạo gây ứ đọng nước tiểu làm bàng quang mất trương lực, co thắt cơ cổ khiến người mẹ khó có thể đi tiểu. Một số trường hợp khác, sau khi sinh, do bàng quang không còn nhạy cảm với kích thích khi nước tiểu đầy nên gây bí tiểu. Ngoài ra, việc bí tiểu còn bắt nguồn từ chính động tác thông tiểu nhiều lần, bàng quang bị viêm nên làm cho triệu chứng tăng rõ rệt hơn.

Để điều trị chứng bí tiểu sau sinh, ngoài các phương pháp Tây Y, các mẹ hoàn toàn có thể tự mình chữa trị bằng bài thuốc dân gian bằng hành tươi.

Hành là món gia vị ưa thích của nhiều người. Thành phần dinh dưỡng không phải là nguyên nhân chủ yếu khiến hành được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực mà là khả năng chữa bệnh của hành.

Thành phần chủ yếu trong hành là nước, chiếm khoảng 86,8%. Ngoài ra trong hành chứa một lượng vừa phải các chất protein, chất béo, chất xơ cũng với một lượng đáng kể canxi, phốt pho và kali. Tuy vậy hành chứa rất ít calo (50calo/100g hành). Thân hành chứa một lượng đáng kể carotene và chất sắt rất tốt cho cơ thể. Theo Đông y, hành làm thông khí, khí đẩy huyết, huyết đẩy khí... điều hòa kinh mạch và tạng phủ.


Bài thuốc chữa bí tiểu sau sinh từ hành tươi như sau:

Cách làm: Củ hành tươi giã nát (khoảng 5-10g), chia thành 2 phần, bọc lại bằng vải, sao nóng, luân phiên đắp lên rốn (huyệt thần khuyết), có tác dụng thông tiểu. 

Ngoài ra có thể dùng bài thuốc sau: hành 20g, mã đề 20g, râu ngô 15g, rễ cỏ tranh 15g. Sắc uống ngày 1 thang.Sản phụ cũng có thể dùng hành trắng cả lá giã nát, thêm mật, đắp lên vùng kín, tiểu tiện sẽ thông.

Củ hành, ruột ốc ruộng. Lượng bằng nhau, cùng giã nát, đun chín, dán vào huyệt quan nguyên (cách dưới rốn khoảng 3 tấc ta). Đây cũng là 1 bài thuốc tốt dùng để chữa chứng bí tiểu ở sản phụ.

Ngoài ra, để việc chữa trị chứng bí tiểu đạt được kết quả tốt hơn, các mẹ nên dùng vòi sen nước ấm xịt vào vùng bụng dưới và cửa mình để kích thích cảm giác buồn tiểu. Hoặc hơ “cô bé” trên một chậu nước ấm. Nếu không muốn dùng cách này, sản phụ có thể lấy một chậu nước ấm, sau đó ngồi xổm, ngâm toàn bộ “vòng 3” trong khoảng 10 phút.

Ngoài tác dụng chữa bí tiểu cho sản phụ, hành tươi còn có tác dụng chữa viêm tuyến vú ở phụ nữ, có thể làm theo công thức sau: Hành 20 - 30g, giã nát, hấp nóng. Đắp chườm vào chỗ đau. Hành tươi còn có tác dụng chữa động thai ra máu ở sản phụ với cháo gạo nếp nấu hành: Hành củ 20g, giã nát. Ăn với cháo gạo nếp khi còn nóng. Ngoài ra ăn hành tươi còn có tác dụng giải cảm, giải độc tố trong cơ thể, rất tốt cho sản phụ mới sinh. 

Để tránh bị chứng bí tiểu sau sinh, sản phụ nên chủ động đi tiểu sau khi sinh 4-6 tiếng cho dù có cảm thấy buồn tiểu hay không buồn tiểu. Luôn giữ tinh thần thư thái, thoải mái, ăn uống điều độ, đủ chất không quá no, quá đói. Hằng ngày đi lại, vận động nhẹ nhàng và đặc biệt không nên uống nhiều nước vào buổi tối.

Chamsocsausinh.com

Hãy để Viet-Care chăm sóc bạn khi bạn chăm sóc bé yêu!

Friday, March 22, 2013

Dịch vụ làm đẹp cho..."mẹ trẻ" lên ngôi

Viet-Care trên báo Người đưa tin số 33 thứ Bảy ngày 16.3.2013

   Không chỉ những phụ nữ còn son rỗi, dáng đẹp, chân dài mới có nhu cầu làm đẹp, mà những người phụ nữ vừa lên chức... mẹ cũng tất bật với các dịch vụ làm đẹp sau sinh!

  
Dịch vụ chăm sóc sau sinh ngày càng thu hút khách hàng, bởi làm đẹp là nhu cầu thiết yếu cuả phụ nữ. Với năm năm trong nghề dịch vụ làm đẹp cho phụ nữ sau sinh, chị Ngọc - giám đốc Viet- Care đã tích lũy được nhiều kiến thức và các bài thuốc để phục vụ khách hàng. Ngoài những phụ nữ sau sinh gọi điện đến công ty để ký hợp đồng
được chăm sóc thì nhiều bà bầu cũng tìm đến công ty để được tư vấn và được giải thích các phương pháp, các gói làm đẹp. Với 2 cơ sở ở Hà Nội : 28 Nguyễn Quyền và 57 Vũ Ngọc Phan, chị Ngọc có 30 nhân viên, đều là những sinh viên trường y, có kiến thức chuyên môn để giúp cho những khách hàng cảm thấy tốt nhất...


  Với các gói dịch vụ chăm sóc và làm đẹp theo phương pháp dân gian, phụ nữ sau sinh có thể sử dụng như một liệu pháp tâm lý. Bởi, ngoài được tư vấn, massage, giảm cân, các bà mẹ trẻ còn được trò chuyện, tâm tình và để bớt bị cô đơn, stress. Nếu sinh thường thì sau 7 ngày, nếu sinh mổ thì  sau 14 ngày là các bà mẹ trẻ có thể sử dụng dịch vụ chăm sóc sau sinh được. Với giá dịch vụ từ 2 triệu trở lên cho một quy trình thư giãn, massage chăm sóc da và cơ thể sau sinh kéo dài 1 - 1,5 tháng thì đây là giá khá "mềm" mà nhiều bà mẹ trẻ đã sử dụng.
 
   TƯNG BỪNG KHUYẾN MÃI KHAI TRƯƠNG CHI NHÁNH TẠI 57 VŨ NGỌC PHAN. VIET-CARE xin dành tặng quý khách hàng chương trình dùng thử dịch vụ miễn phí tại chi nhánh trong thời gian 9h00 – 20h00, từ ngày 06/03/2013 – 26/03/2013. Đặc biệt trong tháng 3 Viet-Care dành tặng ngay 5% giá trị gói dịch vụ cho các ông chồng đăng ký và mua tặng vợ. Chi tiết xem tại website http://chamsocsausinh.com, hotline tư vấn miễn phí 24/24h: 1900 4758/ 0916.986.289.

Cảnh báo lừa đảo!



CÁC MẸ ĐẶC BIỆT CHÚ Ý ĐỂ KHÔNG BỊ LỪA ĐẢO NHÉ!





Hiện nay, Viet-Care nhận được rất nhiều thông tin báo về các công ty, các spa, trung tâm làm đẹp mạo danh Viet-Care để tiếp cận khách hàng. Tại Hà Nội, có rất nhiều khách hàng hiện đang sử dụng các gói Dich vụ của Viet-Care đã nhận được các cuộc gọi từ các công ty này mạo nhận là Viet-Care chăm sóc sau sinh với địa chỉ tại Hoàng Hoa Thám để mời chào sử dụng DV. Đặc điểm dễ nhận biết ở các công ty, spa làm đẹp lừa đảo này là có địa chỉ giao dịch không đúng với địa chỉ giao dịch và chi nhánh của Viet-Care.

Tình trạng này xảy ra tương tự khi có nhiều mẹ tại Đà Nẵng có gọi điện đến Viet-Care để hỏi về 1 chi nhánh tại Đà Nẵng. Viet-Care xin khẳng định với các mẹ là hiện tại, Viet-Care chưa mở 1 chi nhánh nào tại Đà Nẵng. Rất cảm ơn các mẹ đã thông tin kịp thời để Viet-Care có thể cảnh báo cho các mẹ khác biết và tránh bị lừa đảo

Viet-Care xin thông báo lại với các mẹ, Viet-Care hiện chỉ có 2 địa chỉ chăm sóc đáng tin cậy tại Hà Nội là 28 Nguyễn Quyền- Hai Bà Trưng- Hà Nội và 57 Vũ Ngọc Phan- Đống Đa- Hà Nội.

Mong các mẹ CẢNH GIÁC, và LƯU Ý để tránh tình trạng tiền mất, tật mang nhé!

Thursday, March 21, 2013

Tắm nước dừa cho bé không tốt như mẹ tưởng!

Chị Hương đã bỏ cả đống tiền để mua nước dừa nguyên chất về tắm cho Tít với mong muốn cải thiện được làn da vốn đã đen lại còn nhiều rôm sảy của bé.

Thường vào những ngày hè, bé hay mắc các bệnh về da như rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt... Nhiều cha mẹ thường truyền tai nhau "kinh nghiệm" tắm nước lá tốt, vừa có tác dụng diệt khuẩn lại không hóa chất nên tìm mọi loại lá tắm cho bé.

Cũng với những kinh nghiệm truyền miệng trên, mẹ bé Tít lại thích tắm cho con bằng nước dừa với mong muốn da Tít hết rôm và trắng dần lên. Bởi lẽ cu cậu từ hồi lọt lòng cho đến tận bây giờ đã 2 tuổi mà da vẫn ngày càng đen. Nhưng mẹ mới tắm nước dừa nguyên chất cho Tít được vài ngày thì thấy da bé nổi vài nốt li ti, mọi người cho là do nóng và tiếp tục tắm. Đến khi Tít bỏ bú, sốt cao, cả nhà mới vội đưa bé đi cấp cứu. Đưa Tít đi bác sĩ, kết quả khám cho thấy, bé bị nhiễm khuẩn da và đang có dấu hiệu nhiễm trùng.

Theo các bác sĩ nhi khoa, tắm nước dừa chỉ làm da thêm bẩn vì lượng đường nhiều là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Trong khi đó, da của bé rất mỏng nên rất dễ bị tổn thương, gây nhiễm trùng.

Tam be, tắm cho trẻ sơ sinh, cách tắm bé an toàn

Cũng giống như mẹ Tít, không ít các bà mẹ khác cũng có quan niệm tương tự. Chẳng hạn, nếu bé chỉ bị mụn kê thì dùng lá chè, kinh giới; nếu bé bị lở chốc, mụn nhọt thì dùng thêm nhọ nồi, cây hoa cứt lợn, rau chân vịt; muốn tắm cho thơm thì dùng lá mùi tươi, hạt mùi, lá chanh. Khi bé bị chàm sữa (bệnh xảy ra nhiều ở bé 3-6 tháng), ngoài việc tắm lá, có gia đình còn lấy tôm hoặc nhai bã trầu xát vào, khiến bé bị tổn thương nặng nề.

Thực tế, đây chỉ là những biện pháp truyền miệng, chưa có cơ sở chứng minh tác dụng. Từ xưa đến nay, dân gian vẫn thường dùng cây cỏ để tắm cho bé. Tuy nhiên, nếu không hiểu rõ tình trạng bệnh của bé cũng như tác dụng của từng loại lá, có thể sẽ làm bệnh của bé càng nặng hơn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, nhất là với những bé đã mắc bệnh ngoài da.

Các bác sĩ nhi khoa cho biết, trong Đông y cũng phải có chỉ định rõ ràng đối với từng bệnh hoặc đối tượng nào không được tắm. Hơn nữa, dù nhiều loại lá có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng rất tốt cho da, tuy nhiên không phải da của bé sơ sinh nào cũng thích ứng được với những loại nước lá và quả đó. Bởi ở bé, da rất yếu và mỏng, với các chức năng bảo vệ kém nên dễ nhiễm khuẩn. Vì vậy, cha mẹ phải hết sức cẩn thận khi quyết định dùng lá để tắm cho con.

Theo bác sĩ nhi khoa, đối với da bình thường, không nên tắm lá, còn nếu do rôm sảy thì cha mẹ có thể lấy quả mướp đắng, rửa sạch, đun sôi để nguội lấy nước tắm cho con. Tuyệt đối không lấy nước dừa tắm cho bé vì không có tài liệu nào hướng dẫn như vậy.
(Theo Maskonline)

Viêm gan B ở trẻ sơ sinh

Trẻ em và người lớn đều có thể bị nhiễm virus viêm gan B, đặc biệt trẻ sơ sinh khi bị nhiễm thì hậu quả rất xấu có thể xảy ra.

Nguyên nhân
Ở Việt Nam, theo thống kê của một số tác giả có khoảng từ 10 - 13% số phụ nữ đang mang thai bị nhiễm virút viêm gan B. Đây là một tỷ lệ rất lớn. Sự lây truyền virút viêm gan B từ mẹ sang cho con trong thời kỳ mang thai là rất nguy hiểm. Mức độ nguy hiểm khác nhau tùy theo từng thời gian mang thai của người mẹ. Nếu người mẹ bị bệnh viêm gan B ở thời kỳ đầu của thai kỳ (3 tháng đầu) thì có tỷ lệ mẹ truyền mầm bệnh cho con khoảng 1% và vào 3 tháng giữa của thai kỳ lên tới 10%, đặc biệt nếu vào giai đoạn 3 tháng cuối từ 60 - 70%.




Trẻ cần được tiêm ngừa vắc-xin viêm gan B
Sự nguy hiểm
Trẻ sơ sinh bị nhiễm virút viêm gan B bởi sự lây truyền từ người mẹ là một vấn đề nan giải trong công tác chữa bệnh. Số trẻ bị nhiễm virút viêm gan B từ người mẹ có thể trở thành viêm gan cấp tính, chiếm tỷ lệ khoảng từ 5 -7%.

Số trẻ sơ sinh bị viêm gan cấp tính thường không có triệu chứng lâm sàng điển hình mà hầu hết là biểu hiện bệnh không rõ ràng.

Viêm gan B cấp tính ở trẻ sơ sinh có thể có một số triệu chứng như vàng da, nước tiểu vàng, bú kém. Xét nghiệm máu sẽ thấy men gan và các chỉ số bilirubin máu cũng tăng rất cao. Các biểu hiện này rất dễ bị bỏ qua vì trẻ thường ở trong phòng thiếu ánh sáng và nhất là quan sát dưới ánh sáng đèn rất khó đánh giá hoặc có phát hiện được thì đôi khi có thể nhầm với trẻ vàng da sinh lý nên không đưa trẻ đi khám bệnh ngay.

Người ta cũng thấy rằng có tới 50% số trẻ sơ sinh bị viêm gan B từ người mẹ có thể trở thành viêm gan mạn tính và có nguy cơ bị xơ gan lúc trưởng thành, thậm chí ung thư gan.

Điều trị và phòng bệnh
Khi trẻ sinh ra nghi ngờ bị viêm gan B, cần cho trẻ đi khám bệnh ngay ở cơ sở y tế có đủ điều kiện xét nghiệm. Sau khi khám bệnh xác định trẻ bị viêm gan B, cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ và khi thấy trẻ vàng da thuyên giảm hoặc hết thì nên đưa trẻ đi khám định kỳ hàng tháng trong vòng khoảng 6 tháng.

Đối với trẻ sau khi sinh ra mà không bị viêm gan B thì cần được tiêm phòng vắc-xin mũi 1 trong vòng 24 giờ sau sinh. Trẻ đó phải được tiêm phòng mũi thứ 2 sau một tháng cách mũi 1 và mũi thứ 3 khi trẻ được 2 tháng tuổi.

Đối với phụ nữ nếu xét nghiệm máu chưa bị nhiễm virút viêm gan B, cần tiêm phòng vắc-xin ngay sau khi xét nghiệm. Đối với phụ nữ đang mang mầm bệnh virút viêm gan B muốn mang thai, cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Đối với phụ nữ chưa tiêm phòng vắc-xin mà trong thời kỳ mang thai bị viêm gan B càng cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để biết nên xử trí như thế nào, nhất là bị viêm gan B trong các tháng từ tháng thứ 3 của thai kỳ trở đi.

Đối với các cặp vợ chồng mà cả hai chưa bị nhiễm virút viêm gan B, cần tiêm phòng để được an toàn khi người vợ mang thai. Nếu một trong 2 người bị nhiễm virút viêm gan B thì người còn lại cũng khẩn trương tiêm phòng vắc-xin ngay.

Wednesday, March 20, 2013

Chăm sóc rốn cho trẻ

Rốn là một phần nhạy cảm của cơ thể trẻ sau khi sinh nên cần được chăm sóc tốt để đảm bảo các hốc rốn khô và dây rốn rụng tự nhiên.

Chăm sóc rốn của trẻ sơ sinh luôn là một hành động quan trọng của việc chăm sóc cơ thể trẻ mà bạn không nên bỏ qua sau khi sinh. Rốn là một phần nhạy cảm của cơ thể trẻ sau khi sinh cần được chăm sóc tốt để đảm bảo các hốc rốn khô và dây rốn rụng tự nhiên. Nếu không lưu ý, rốn ở trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm trùng và xảy ra nhiều biến chứng khác như chảy máu, xả chất lỏng có mùi trắng…

cham soc sau sinh, lam dep sau sinh, cham soc ron tre so sinh

- Luôn giữ rốn của trẻ khô và sạch sẽ nhất có thể.
- Luôn luôn rửa tay trước khi chăm sóc rốn của trẻ. Việc chưa rửa tay của bạn có thể mang tới những vi trùng có hại xâm nhập vào rốn của trẻ đấy.
- Trước khi cuống rốn khô và rụng khỏi rốn, bạn hãy chú ý giữ tã của bé che hờ phần rốn và bụng để tránh bất cứ điều gì có thể va chạm tới phần rốn. Mỗi khi bạn thay một tã mới, gấp tã ở phía trên để đảm bảo rằng rốn không bị trầy xước da và lưu thông không khí.
- Để giữ cho cuống rốn khô bạn có thể phải khá cẩn trọng khi tắm cho trẻ sơ sinh. Tuyệt đối không ngâm cuống rốn của trẻ trong khi tắm cho đến khi cuống rốn đã rụng và khô.
- Làm sạch vùng bụng và vùng rốn của trẻ ít nhất một lần/ ngày. Để làm sạch nhẹ nhàng vùng rốn của trẻ, bạn nên sử dụng  tăm bông được nhúng vào nước lạnh đun sôi và nhẹ nhàng vỗ nhẹ khu vực này. Điều này sẽ giúp rốn khô nhanh chóng và giảm bớt nguy cơ nhiễm trùng.

cham soc sau sinh, cham soc ron tre so sinh

- Đừng quên lau khô khu vực rốn và xung quanh rốn với một miếng gạc sau khi làm sạch rốn. Bạn tuyệt đối tránh sử dụng bông gòn vì những sợi từ bông gòn thường dính vào rốn và có thể gặp khó khăn để lấy ra, gây các biến chứng khác cho rốn.
- Không sử dụng nước thơm, dầu gội để tắm hoặc rắc bột lên trên hoặc xung quanh rốn của bé.
- Khoảng 1-3 tuần sau khi sinh, dây rốn của trẻ sẽ khô và rụng tự nhiên. Tuy nhiên, nếu có tái chảy máu hoặc nhiễm trùng, hay có bất cứ bất thường nào bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa nhé.
- Khi bị rơi rụng, một số rốn của trẻ có hiện tượng chảy máu. Điều này khiến cha mẹ trẻ không khỏi lo lắng nhưng đôi khi đây là hiện tượng bình thường. Nó có thể mất 5-10 ngày để chữa trị và chăm sóc cho khu vực này sau khi rốn đã rụng.

cham soc sau sinh, cham soc ron tre so sinh

- Đưa trẻ đến thăm khám bác sỹ nếu:
* Rốn của trẻ tiết ra bất kỳ chất lỏng có mùi thơm

* Rốn tiết ra bất kỳ chất lỏng có mùi hôi.

* Da xung quanh vùng rốn của trẻ bị viêm nhiễm.

* Nếu trẻ bị sốt.
Theo Afamily

Mẹ nên biết về Thóp trẻ

Mặc dù chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ nhưng lại có thể phản ánh tình trạng bên trong cơ thể trẻ.

Khi bé được vài tháng tuổi, sờ trên đầu bé sẽ thấy có chỗ mềm ở vùng mỏ ác, phập phồng nhẹ, điểm đó được gọi là thóp trước.

cham soc tre so sinh, lam dep sau sinh

Thóp và thời điểm đóng thóp
Thóp còn gọi là “cửa đình đầu”, là nơi xương đỉnh đầu của trẻ chưa khép hết. Thóp phân ra 2 phần là “thóp trước” và “thóp sau”. Thóp trước là khe hở hình thoi giữa xương đỉnh và xương trán, thóp sau là khe hở hình tam giác giữa xương đỉnh và xương chẩm.
Thóp trước có đặc điểm thay đổi liên tục. Ngày đầu sau sinh kích thước thay đổi từ 0,6 – 3,6cm, trung bình là 2,1cm. Thóp trẻ sinh non gần đủ tháng và đủ tháng tương tự nhau.Thóp sau lúc sinh ra đã gần khép lại hoặc rất nhỏ bằng đầu móng tay, thóp này đóng rất sớm, thường là sau 4 tháng đã khép kín.
Thóp không sờ thấy nữa khi đã đóng lại, thời gian đóng thóp trung bình là gần 14 tháng. Thông thường cho đến 3 tháng sau sinh thóp trước có tỉ lệ đóng là 1%. Đến 12 tháng tỉ lệ này là 38,8% và đến 24 tháng 96% trẻ đã đóng thóp.

Chức năng của thóp
Hệ thống các thóp và đường nối đàn hồi giữa các xương hộp sọ thực hiện một chức năng vô cùng quan trọng: bảo vệ cho não bộ của bé trước áp suất bên ngoài. Khi đầu bé chui ra từ người mẹ đ bị ép chặt lại. Nếu không có các khoảng hở đàn hồi bé sẽ bị đau. Hơn nữa có thể nảy sinh việc chảy máu trong não, trong vùng mắt và màng xương.
Giai đoạn đầu đời, các bé có xu hướng bị thương nhiều, nhất là khi bé bắt đầu học lẫy, bò hay học đứng – dễ bị ngã và bị thương ở đầu. Thóp có tác dụng như cái đệm khi bé bị ngã và bảo vệ bé khỏi chấn thương não.

Sờ vào thóp có ảnh hưởng gì không?
Nhiều cha mẹ lo lắng khi chạm phải thóp mềm của bé. Nhưng thực tế, việc bạn chạm vào thóp một cách nhẹ nhàng thì không gây hại gì cho bé. Thóp gồm nhiều màng dày, vì thế, bạn sẽ không thể làm bé bị thương bằng việc chạm nhẹ.

Thóp đóng sớm.

lam dep sau sinh, cham soc tre so sinh

Thóp trẻ khép lại quá sớm hoặc quá muộn đều là biển hiện của bệnh lý. Nếu thóp trẻ khép lại sớm có thể là não bé hoặc xương đầu trẻ cốt hóa quá sớm. Do thóp và xương khép lại sớm đã hạn chế sự phát triển của đại não, ảnh hưởng tới trí tuệ của trẻ. Người ta cho rằng, thóp đóng lại quá sớm thường do bẩm sinh hoặc do khi mang thai, sản phụ thường xuyên chiếu tia X quang gây nên, cũng có thể sau khi bị viêm não, đại não ngừng phát triển mà gây nên.

Thóp đóng muộn
Ngược lại, nếu thóp và khe xương cần đóng lại mà không đóng và mở rộng ra theo tuổi của trẻ thì đó cũng là hiện tượng khác thường, chứng tỏ khả năng xương chậm cốt hóa do chức năng của tuyến giáp trạng kém hoặc bị bệnh còi xương, suy dinh dưỡng hoặc não to lên khác thường gây nên.

Kiểm tra tình trạng sức khỏe bé qua thóp.

cham soc sau sinh, cham soc tre so sinh

Có một số người cho rằng đầu trẻ to, thóp rộng là thông minh, điều đó không đúng. Trên thực tế, khi thấy đầu trẻ to, thóp to rộng thì cần cảnh giác.

Cần quan sát và sờ để kiểm tra tính chất và trạng thái của thóp để biết được tình hình phát triển sinh trưởng của trẻ.
Khi phát triển bình thườn, thóp có biểu hiện bằng phẳng và phập phồng theo nhịp đập của mạch tim. Dùng đầu ngón tay sờ lên thóp có cảm giác mềm mềm và ở dưới trống rỗng.

Nếu thóp trước trở nên đầy đặn, thậm chí phồng lên, chứng tỏ áp suất trong đầu tăng lên cao (gọi là tăng áp lực nội sọ), phần nhiều thấy trong các bệnh như huyết áp, viêm màng não, não úng thủy… Nếu thóp trước lõm xuống thì đó là do trẻ bị mất nước do nôn, tiêu chảy, suy dinh dưỡng nặng gây nên. Điều cần lưu ý là khi trẻ khóc, thóp cũng nhô lên do đó cần kiểm tra thóp khi trẻ bình tĩnh. Nếu thấy thóp có những biểu hiện bất thường, bạn hãy đưa bé đi khám để được giúp đỡ.

Như vậy, việc sờ vào thóp trẻ là điều cần làm để kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ, nhưng khi sờ cần nhẹ nhàng, thích hợp, không nên quá mạnh tay khiến trẻ sợ và số lần sờ cũng tùy thuộc vào thái độ và sức khỏe của trẻ. Ngoài việc sờ vào thóp, bạn cũng nên quan sát bên ngoài cũng như vòng đầu của trẻ để kết hợp với thóp mà có được kết luận đúng đắn.

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Best Web Hosting